Những câu hỏi liên quan
Ngo khanh huyen
Xem chi tiết
ghost river
1 tháng 11 2017 lúc 19:09

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết  vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng  một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

Bình luận (0)
Dũng bò minecraft
1 tháng 11 2017 lúc 19:11

-  Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao bài thơ nói về tình bạn nhưng tiêu biểu và chân thành sâu sắc nhất có lẽ chính là “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến.

-       Người ta thường nói “Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn”.

-       Là một nhà thơ chân chất nghĩa tình sống giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến thật sự đã để lại cho đời những minh chứng hùng hồn về tình bạn đẹp bất hủ.

-       Bài thơ kể một tình huống trớ trêu không có gì đãi bạn pha lẫn nét hóm hỉnh, tác giả bày tỏ về cảm xúc của mình với một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay tình cờ gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông.

-       Từng câu từ trong bài giản dị mà thanh cao, thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn và kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, nói lên sự hòa hợp giữa hai tâm hồn tri âm tri kỉ, tình bạn đẹp vượt lên trên tất cả những của cải vật chất tầm thường.

-       Bài thơ của cụ “Tam Nguyên” đã giúp cho ta nhìn nhận nhiều điều mà bấy lâu nay ta chưa hiểu hết.

-       Vẫn biết tình bạn đã giúp ta vượt qua những khó khăn, chia sẽ bao buồn vui, hạnh phúc, bạn là người đến bên ta lúc ta cần nhất.

-       Thế nhưng, đã mấy ai đôi lần tự hỏi: “Ta có trân trọng cái “tình” cao đẹp ấy chưa?”

-       Bạn hãy nhớ “Tình bạn giống như cát nằm trong lòng bàn tay, nếu ta buông lơi hay siết chặt quá thì cát sẽ rơi ra ngoài”.

-       Vì thế, chúng ta hãy hết sức nâng niu gìn giữ để không đánh mất món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho mình – Tình bạn!

Bình luận (0)
Thiên Bình Cute
1 tháng 11 2017 lúc 19:14

Đề viết đoạn văn 8 - 10 câu nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn khuyến trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà "

bài làm

 Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao bài thơ nói về tình bạn nhưng tiêu biểu và chân thành sâu sắc nhất có lẽ chính là “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến.

  Người ta thường nói “Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn”.

 Là một nhà thơ chân chất nghĩa tình sống giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến thật sự đã để lại cho đời những minh chứng hùng hồn về tình bạn đẹp bất hủ.

  Bài thơ kể một tình huống trớ trêu không có gì đãi bạn pha lẫn nét hóm hỉnh, tác giả bày tỏ về cảm xúc của mình với một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay tình cờ gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông.

  Từng câu từ trong bài giản dị mà thanh cao, thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn và kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, nói lên sự hòa hợp giữa hai tâm hồn tri âm tri kỉ, tình bạn đẹp vượt lên trên tất cả những của cải vật chất tầm thường.

Bài thơ của cụ “Tam Nguyên” đã giúp cho ta nhìn nhận nhiều điều mà bấy lâu nay ta chưa hiểu hết.

 Vẫn biết tình bạn đã giúp ta vượt qua những khó khăn, chia sẽ bao buồn vui, hạnh phúc, bạn là người đến bên ta lúc ta cần nhất.

 Thế nhưng, đã mấy ai đôi lần tự hỏi: “Ta có trân trọng cái “tình” cao đẹp ấy chưa?”

 Bạn hãy nhớ “Tình bạn giống như cát nằm trong lòng bàn tay, nếu ta buông lơi hay siết chặt quá thì cát sẽ rơi ra ngoài”.

 Vì thế, chúng ta hãy hết sức nâng niu gìn giữ để không đánh mất món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho mình – Tình bạn!

hoặc

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết  vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng  một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

cho mình ik nha bạn mình c ơn

Bình luận (0)
quang dat
Xem chi tiết
Trang Nguyen Quynh
Xem chi tiết
Linhh
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
1 tháng 11 2021 lúc 7:09

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ " Bạn đến chơi nhà " em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà cụ cái gì cũng có nhưng không thể sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết : " Bác đến chơi đây, ta với ta " để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ, em đã biết được tình bạn là thứ không thể mua được bằng vật chất , không thứ nào có thể thay thế được.

                                CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bình luận (0)
??
Xem chi tiết
Nezuko Kamado
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 12 2021 lúc 11:22

Em tham khảo:

Tình bạn là sự kết hợp, đồng điệu, sẻ chia của hai con người hoàn toàn khác nhau. Để có được tình bạn lâu bền phải dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, sự cảm thông, thấu hiểu cho nhau mỗi khi vấp ngã, sai lầm, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn. Có những tình bạn chỉ kéo dài vài năm, vài tháng, thế nhưng, họ vẫn để lại trong chúng ta thật nhiều những kỉ niệm đẹp. Nhưng cũng có những tình bạn kéo dài cả một đời, chia sẻ với nhau hết thảy mọi buồn vui của cuộc sống. Đó quả thực là những tình bạn đẹp, hiếm có. Như Bác Hồ với những cộng sự của mình - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Lê Duẩn, ... Họ có với nhau một tình bạn bền chặt biết bao, bởi trong họ có chung lý tưởng, có sự thấu hiểu lẫn nhau và trên cả là sự không vụ lợi, tin tưởng tuyệt đối vào bạn bè của mình. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, chẳng biết sẽ có những điều gì đang chờ ta phía trước. Vậy nên, tình bạn là một thứ gia vị tuyệt vời và chẳng thể thiếu đi trong cuộc sống này. Nếu không có tình bạn, hẳn cuộc sống của mỗi người sẽ đơn điệu, nghèo nàn, buồn chán biết bao nhiêu. Tìm một người bạn tốt, gửi gắm tình cảm, chia sẻ chân tình, không vụ lợi sẽ là một trong những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này.

Bình luận (0)
Hạnh Nguyên Nguyễn Huỳnh
20 tháng 12 2021 lúc 11:32

Em hiểu tình bạn đẹp

-Yêu quý bạn chân thành, trong sáng

-Không vụ lợi, không tính toán, vượt lên mọi lễ nghi vật chất thông thường

-Biết cảm thông, chia sẽ và sẵn sàn giúp đỡ lẫn nhau

 

Bình luận (1)
Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
31 tháng 12 2021 lúc 13:14

tham khảo:

Viết đoạn văn khoảng tám đến 10 câu, nêu cảm nhận của em về tình bạn của nhà thơ và người bạn trong bài bạn đến chơi nhà - Ngữ văn Lớp 7 - Bài tập Ngữ văn Lớp 7 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 7 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục

Bình luận (0)
Quyen Nguyen
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 9 2016 lúc 10:19

Đề1:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Đề2:Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Đề3:Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. 

Đề5:Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được nhà thơ Xuân Diệu trân trọng và kính phục đặt cho danh hiệu là “bà chúa thơ Nôm” cũng rất nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài phụ nữ. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, nữ sĩ gửi gắm những suy ngẫm của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: thơ Xuân Hương mãi mãi là tiếng kêu thương đứt ruột xé lòng, nhắc nhở mọi người nên tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của phụ nữ – những người duy trì sự sống trên trái đất này. Ở đâu mà người phụ nữ chưa được thực sự giải phóng và thực sự tôn trọng thì tiếng kêu khẩn thiết hãy bênh vực và bảo vệ phụ nữ vẫn còn tính thời sự nóng hổi của nó, cho dù nó đã được các thi sĩ cất lên cách đây đã mấy trăm năm.

 

 

 

Bình luận (3)
Linh Phương
25 tháng 9 2016 lúc 11:50

Đề 4

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

Bình luận (0)
Thúy Candy
7 tháng 10 2016 lúc 23:07

Đề 5:

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

phunuvietnamngayxua

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

Bình luận (1)