cảm nhận của anh(chị) về 12 câu sau của đoạn trao duyên. Mai thi rồi mong các bạn jup
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi lòng, tâm trạng của Kiều khi phải trao duyên cho em
Viết đoạn văn (12 câu) cảm nhận về bài thơ “ Phò giá về kinh”
gấp! mong các anh, chị, bạn giúp đỡ (ko chép trên mạng)
Em tham khảo nhé:
Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là tiếng nói tự hào về những chiến công rực rỡ của dân tộc trước bao kẻ thù lớn mạnh và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả - vị tướng lỗi lạc, người đã chỉ huy bao trận chiến cam go, nay giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô. Nỗi niềm vui sướng, hạnh phúc được tác giả tóm gọn qua hai câu thơ ngũ ngôn mang đậm chất anh hùng ca chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”. Đó là hai chiến công lừng lẫy của Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Dù câu thơ không tường tận nhắc đến trận chiến nhưng với kết quả “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” trước hai kẻ thù lớn đã cho thấy sức mạnh to lớn của quân dân ta. Ý thơ vang lên, ta như mường tượng về không khí hừng hực quyết tâm, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng chỉ huy vang lên dõng dạc và tinh thần chiến đấu quyết thắng của các chiến sĩ. Bởi tài thao lược, ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của toàn quân đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông, viết tiếp trang sử vàng son cho dân tộc. Và trong không khí hân hoan, cảm xúc dâng trào đó, tác giả đã bộc lộ khao khát về một đất nước thái bình, tương lai trường tồn của dân tộc. Và để đạt được mong ước ấy, từ triều đình đến muôn dân phải cùng nhau gắng sức, cùng chung lòng, chung trí để dựng xây và bảo vệ nền độc lập đó. Đất nước tồn tại và phát triển đến ngày nay là nhờ công lao và biết bao máu xương của thế hệ cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, những khao khát của vị tướng kiệt xuất Trần Quang Khải cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau về trách nhiệm với tương lai dân tộc. Bởi vậy những câu thơ của ông sẽ mãi còn vang vọng với non sông, đất nước.
Mình có 4 đề mong các bạn giải giúp nhanh nha các bạn mình cần gấp vì thứ bảy này mình kiểm tra rồi mong các bạn đừng lấy trên mạng
1. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em chị Dậu (Dựa vào bài Tức nước vỡ bờ)
2. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em cuộc đối đầu của chị Dậu với tên cai lệ (Dựa vào bài Tức nước vỡ bờ)
3. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em về tình của Bé Hồng dành cho mẹ (Dựa vào bài Trong lòng mẹ)
4. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em về tình mẫu tử
Mong các bạn giúp mình vì mình đang cần gấp
ko hiểu gì hết
???
viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
mai mk thi sử rồi mong các bạn giúp
tham khảo nha
Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.
TK:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
còn thời gian nhìu anh lên google tra đi
nhớ chọn bài ngắn với đầy đủ nội dung chúc anh thi đạt điểm cao
viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu để cảm nhận về cuộc sống ,tinh thần , phong thái của Bác trong bài thơ" Pác Bó " trong đoạn sử dụng thán từ....Mong các bạn giúp ,mai mình kt
viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về một phẩm chất của thúy kiều qua đoạn trích trao duyên (phẩm chất hi sinh ) khoảng 7 đến 10 câu
Viết một đoạn văn từ 3-5 câu chủ đề tự chọn . Nêu cảm nhận của em về đoạn văn . Cáé c bạn giúp mình nhé , mai mình thi rồi !
Em có rất nhiều người thân nhưng người mà em yêu quý nhất là mẹ, người sinh thành và nuôi em lớn. Mẹ em là người chăm chỉ. Hàng ngày, mẹ chăm chút cho chúng em rất chu đáo từ tấm áo đến bữa cơm… Mẹ em có đôi tay chai sần, khuôn mặt rám nắng… Nhưng dù hình dáng mẹ thế nào đi chăng nữa thì mẹ cũng là người đẹp nhất và kính trọng nhất của em. Mẹ em rất đẹp, mẹ đẹp ở tâm hồn lương thiện. Nên mọi người rất yêu quý mẹ…Mẹ em như cô tiên trong truyện cổ tích che chở và chăm sóc cho chúng em. Em yêu mẹ biết bao! Và em hứa sau này dù đi dâu chăng nữa thì em vẫn sẽ nhớ về gia đình, nhớ về tình yêu thiêng liêng của mẹ dành cho em.
Tình bạn như một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta, ở đó ta có thể gửi gắm tinh cảm, nỗi buồn, niềm vui cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Nếu co tình bạn thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thật ý nghĩa. Nỗi buồn sẽ vơi đi hay hạnh phúc sẽ nhân đôi, cũng là nhờ có tình bạn. Tình bạn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều đáng quý. Nhưng để có một tình bạn đẹp và lâu bền thì chúng ta phải làm gì? Vâng, trong tình bạn, chúng ta phải chân thành, vô tư tin tưởng nhau, phải biết quan tâm giúp đỡ nhau cũng như là gắn bó đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thứ thách qua đó tình bạn sẽ ngày càng thân thiết, gần gũi không những thế chúng ta còn phải hiểu nhau, phải thông cảm cho nhau, và không nên vụ lợi đố kị nhau, đó sẽ là một điều không tốt, làm tình bạn tan rã. Con người nếu không có tình bạn sẽ cảm thấy thật cô đơn và nhàm chán
Đoạn văn là một hình thức trình bày văn bản theo kiểu thu nhỏ. Đoạn văn được coi là một phần không thể thiếu trong một văn bản, nó là hạt nhân của bài văn. Vậy khi làm văn chúng ta không thể thiếu nó. Trình bày đoạn văn ta cần thụt vào một ô và viết hoa sau đó kết đoạn bằng một dấu chấm và xuống hàng tiếp theo để viết tiếp. Nếu có trình bày được như vậy thì đoạn văn mới đẹp. Nội dung thì phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí, phù hợp với lối kể, tả.
1) Hãy xác định đề tài của "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố) và nêu ý nghĩa của đề tài này đối với xã hội VN trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
2) Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua bài thơ " Cảnh ngày hè " của Nguyễn Trãi.
3) Hãy chỉ ra những biểu hiện chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải qua đoạn trích "chí khí anh hùng" của Nguyễn Du.
4) Hãy viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của mình về nỗi đau đớn trong lòng Thuý Kiều sau khi trao duyên cho Thuý Vân.
Mọi người giúp mình với ạ!! Mai mình phải nộp rồi ㅠㅠㅠ
1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
3.
Chí khí được thể hiện qua:
1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp
- Nửa năm hương lửa đương nồng:
+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.
->Giai đoạn hạnh phúc nhất.
+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.
+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.
-> Quyết tâm ra đi.
=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)
2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ
- Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:
+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.
+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.
->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.
+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.
_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.
+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.
=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.
- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
- Quyết lời dứt áo ra đi
->Sử dụng một loạt các từ ngữ:
+ Thẳng rong: đi liền một mạch
+ Quyết lời, dứt áo
->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.
Ra đi trong tâm thế ung dung.
ð Khí phách của bậc đại trượng phu.
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu
->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.
->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường
=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:
Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều
- Lời thoại của Thúy Kiều:
Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.
-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng
-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.
=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.
- Trách Thúy Kiều
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi
-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu
=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.
- Lời ước hẹn của Từ Hải:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm ra rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường
-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.
=> Động viên Thúy Kiều.
=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.
- An ủi Thúy Kiều:
Bằng nay bốn biển không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.
-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng
- Các hình ảnh:
+ bốn phương
+ Trời bể mênh mang
+ Bốn bể
+ Gió mây, dặm khơi
+ Cánh chim bằng
=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.
+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.
->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.
Viết một đoạn văn ngăn từ 15 đến 20 câu về cảm nhận cua em vê nhân vật ông giáo trước cái chết của lão hạc
Anh chị giúp em vớ em sắp thi rồi
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán!
Chắc thế em không biết gì về Ngư văn lớp 8 mong anh tk cho em
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, ta bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống béo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, rồi bọ đánh chìm trong quên lãng nghìn đời.
Không ! Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi,,, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giớ ta thấy họ là những người đáng thương…” Nam Cao đã quá thương Lão Hạc. Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể, không vì cánh tay trái xấu mà lại đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi, vì chặt đi thì chính thân thể này đau chứ không phải cánh tay đau. Thứ từ bi đầy trí huệ này không phải chỉ giành cho con người, mà đến cả một con chó. Một ngưởi đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người như thế có thể lừa được người đạo đức, lừa được cả tên ăn trộm, nhưng tuyệt đối không lừa được chính bản thân mình. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh. Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn!”. Nam Cao tạm ngắt câu chuyện ở đó. Ta chưng hửng: thì ra Lão hạc “cũng ta phết chứ chả vừa đâu”. Chính chung ta cũng bị lừa. Khi con người chưa về với ba tấc đất tì mọi gia trị vẫn chưa xác định. Kẽ vội vàng hoặc ngợi ca, hoặc phê phán. “Không! cuộc đời chưa hẳng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn mà buồn thepo nghĩa khác”. Theo nghĩa nào vậy” Đó là cái bi đát của thân phận con người? hay sự bất công của Thượng đế? Nam Cao nói lững, không giải thích, không biện minh. Cái văn phong lạnh lùng của hiện thực ấy lại có lúc triêt lý một cách siêu thực đến không ngờ.
Cũng như những nhân vật Thứ trong “Sống Mòn”, Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh đặt sắc- đôi lúc đến dị hợm- nhưng dều đáng thương, họ là những tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có đời sống bần cùng, nhưng lại có phẩm chất cao đẹp. Cao đẹp chứ không phải “cao thượng”, những cái dõm đáng, nặt thiệp, tế nhị dường như không có chổ đứng trong tác phẩm của Nam Cao. Ông để cho nhân vật Lão Hạc của mình suy nghĩ một cách tầm thường. Lấy vợ cho con mình thì “xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; lang này đã chết con g con gaiái đâu mà sợ” Thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi. “Thẻ của nó người cha giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”. Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu. Lời lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng của một bà mẹ hơn một người cha. Ở đây Nam Cao dựng lên một gười cha bị cái đói khổ đến cùng cực kéo lão ra giữa vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ lại một cách vững chãi trên mãnh đất nhân phẩm trơn tru và mờ nhạt, khó mà phân biệt ranh giới của chúng. Tronh cái nền xám xịt âm u đó, Lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết. Chết nhưng không rơi vào đáy mồ hư vô chủ nghĩa. Ta lặng lẽ đi phúng điếu Lão Hạc, và cũng ngậm ngùi đón nhận cái nghĩa cử thiêng liêng của lão giành cho người ở lại, “Bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng”. Tình thương lão giành cho người ở lại giường như đã vắt cạn hết lòng tự trọng của một con người, xoá sạch nổi cao ngạo đối với một con chó, và đầy ắp nổi cưu mang đối với giá trị nhân phẩm trót vời của nền luân lý Á Đông. Cái chết của Lão Hạc dù “vật vã trên giường… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”, nhưng ai hiều được cái bên trong tội nghiệp đến rùng mình ấy còn tàn trử một hòn ngọc vô giá lấp lánh rạng ngời niềm vui tiếc hạnh. Có hai người hiểu Lão: một ông giáo và một tên ăn trôm hàng xóm. Chỉ ở hai thái cực luân lý này mới hiểu được con người trong xã hội thực dân nữa phong kiến đầy hư danh thực lợi đó. Nam Cao đã từng trên quan điểm nhân bản của Thánh hiền, lặn sau xuống đáy tột cùng của xã hội để hiểu một con người. Tình thương yêu và sự trong sáng của ông đã được đền bù thoả đáng. Ông thông cảm cho cuộc đời, vì “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Ở đây ông “chỉ buồn chứ không nở giận”, mà buồn là “… buồn theo một nghĩa khác..” Trong cái bi đát của con người torng xã hội hỗn mang ấy, ông tìm ra một ý nghĩ cho cuộc sống: Tình thuông yêu (Nhân) và lẽ sống cao đẹp (Nghĩa). Ý nghĩa đó là ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường cho những nhân vật trong truyện của ông mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của chế độ phong kiến thực dân đương thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn qua cơn trốt xoáy ác liệt của hư vô.