Lập bảng so sánh sao lưu cục bộ và sao lưu từ xa
em hãy cho biết sao lưu cục bộ và sao lưu từ xa có gì khác nhau?
Sao lưu cục bộ và sao lưu từ xa là hai phương pháp khác nhau để sao lưu dữ liệu. Sao lưu cục bộ là quá trình tạo bản sao dữ liệu từ một thiết bị lưu trữ sang một thiết bị khác trong cùng một mạng hoặc không gian lưu trữ. Trong khi đó, sao lưu từ xa là quá trình tạo bản sao dữ liệu từ một thiết bị lưu trữ sang một vị trí lưu trữ khác, thường là thông qua mạng internet hoặc mạng di động.
Sự khác biệt chính giữa sao lưu cục bộ và sao lưu từ xa là vị trí lưu trữ dữ liệu. Trong sao lưu cục bộ, dữ liệu được sao lưu trên các thiết bị lưu trữ trong cùng một mạng hoặc không gian lưu trữ. Trong khi đó, sao lưu từ xa cho phép dữ liệu được sao lưu trên các máy chủ hoặc dịch vụ lưu trữ từ xa, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát do sự cố vật lý hoặc hỏng hóc thiết bị.
Cả hai phương pháp sao lưu đều có lợi ích riêng của chúng và tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của người dùng để quyết định sử dụng phương pháp nào phù hợp.
em hãy cho biết sao lưu cục bộ và sao lưu từ xa có gì khác nhau?
ưu điểm và nhược điểm của sao lưu cục bộ
ưu điểm và nhược điểm của sao lưu cục bộ
ưu điểm và nhược điểm của sao lưu từ xa
Sao lưu từ xa, còn được gọi là sao lưu trực tuyến, là một phương pháp lưu trữ dữ liệu ngoại vi, trong đó các tệp, thư mục hoặc toàn bộ nội dung của ổ cứng thường xuyên được sao lưu trên máy chủ từ xa hoặc máy tính có kết nối mạng1. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của sao lưu từ xa:
Ưu điểm:
Khả năng truy cập mọi nơi: Bạn có thể sao lưu dữ liệu từ bất kỳ đâu, mà không cần phải có truy cập trực tiếp vào thiết bị lưu trữ.Tiết kiệm chi phí: Không cần phải mua và duy trì thiết bị lưu trữ vật lý.Khôi phục thảm họa: Dữ liệu của bạn được lưu trữ trên một máy chủ từ xa hoặc trên đám mây, giúp bảo vệ chống lại mất mát dữ liệu do thảm họa tự nhiên, hỏng hóc thiết bị lưu trữ hoặc tấn công máy tính.Khả năng mở rộng dễ dàng: Bạn có thể tăng hoặc giảm không gian lưu trữ của mình dễ dàng theo nhu cầu.Tốc độ cao: Một số dịch vụ sao lưu từ xa sẽ hoạt động liên tục, sao lưu các tệp khi chúng được thay đổi.Nhược điểm:
Tốn kém: Một số dịch vụ sao lưu từ xa có thể yêu cầu phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng. Nếu bạn có lượng dữ liệu lớn hoặc cần sao lưu định kỳ, chi phí có thể tăng lên.Tốc độ truy cập chậm: Khi bạn cần phục hồi dữ liệu từ xa, tốc độ truy cập có thể chậm hơn so với sao lưu và phục hồi trực tiếp từ thiết bị lưu trữ cục bộ.Phụ thuộc vào kết nối internet: Để sao lưu và phục hồi dữ liệu từ xa, bạn cần có kết nối internet ổn định và nhanh. Nếu kết nối internet bị gián đoạn hoặc chậm, quá trình sao lưu và phục hồi dữ liệu có thể bị ảnh hưởng.Rủi ro an ninh: Khi sao lưu dữ liệu từ xa, dữ liệu của bạn sẽ được chuyển đi qua mạng, tạo ra một rủi ro về an ninh. Để đảm bảo an toàn, bạn cần chọn một dịch vụ sao lưu từ xa đáng tin cậy và có các biện pháp bảo mật mạnh mẽHọc tốtLập bảng phân biệt 2 đại diện Ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài
1.Đời sống và sinh sản
2.Cấu tạo ngoài
(Lưu ý : Không phải so sánh!)
❄ ếch đồng
Đời sống
- Ếch sống nơi ẩm ướt (vừa ở nước vừa ở cạn)
- Ếch thường đi kiếm mồi vào ban đêm
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt
Sinh sản
- Sinh sản vào cuối mùa xuân
- Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước
- Đẻ trứng, thụ tinh ngoài
Cấu tạo ngoài
* Ở cạn:
- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí, thở bằng phổi à thuận lợi cho sự hô hấp
- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt à thuận lợi cho sự di chuyển
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng à bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh
* Ở nước:
- Đầu đẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước rẽ nước khi bơi à giảm sức cản cuả nước khi bơi
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu à khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát
- Da tiết chất nhày làm giảm ma sát, dễ thấm khí à hô hấp trong nước dễ dàng hơn
- Chi sau có màng bơi à tạo thành chân bơi để đẩy nước
❄Thằn lằn bóng đuôi dài
Đời sống
- Ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng.
- Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất
- Bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ
- Thở bằng phổi
- Trú đông trong các hang đất khô
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản:
+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.
+ Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong)
+ Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
+ Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi.
Cấu tạo ngoài
Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi
- Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển
- Da khô có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
-Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ
Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
* Giống nhau:
- Tính chất: đều là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới nhằm chiếm đất giành dân và đặt ách thống trị thực dân mới của Mĩ.
- Thủ đoạn: đều tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đồng thời phá hoại miền Bắc, có sự phối hợp trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
* Khác nhau:
Đặc điểm | Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” | Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” |
Lực lượng tham chiến | Gồm 3 loại quân: quân Mĩ (giữ vai trò quan trọng), quân Đồng Minh và quân đội Sài Gòn | Gồm 3 loại quân: quân đội Sài Gòn (chủ yếu), quân Mĩ và quân Đồng Minh (tham chiến giai đoạn đầu) |
Vai trò của người Mĩ trên chiến trường | Chỉ huy, cố vấn, tham chiến trực tiếp | Chỉ huy, cố vấn, tham chiến (giai đoạn đầu) |
Quy mô, mức độ ác liệt | - Quy mô lớn hơn “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. - Ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” giai đoạn trước đó. |
- Quy mô lớn hơn, toàn diện hơn “chiến tranh cục bộ”, mở rộng ra toàn Đông Dương và thế giới (bằng thủ đoạn ngoại giao). - Ác liệt nhất |
Lập bảng so sánh trào lưu cải cách duy tân cuối TK XIX ở nhật và đầu tk XX Lãnh đạo ,mục tiêu, hình thức tiền hành , kq , rút ra nhận xét
Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và "Việt nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Về điểm giống nhau.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước.
Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.
Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.