Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
22 tháng 2 2018 lúc 11:23

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “làm cho ích quốc, lợi dân”.

luu ngoc lan huong
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
25 tháng 2 2016 lúc 19:07

        Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.

       Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

       Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

        Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

       Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

        Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

        Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

         Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

         Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

                       Anh đội viên thức dậy
                       Thấy trời khuya lắm rồi
                      Mà sao Bác vẫn ngồi
                       Đêm nay Bác không ngủ.
                      Lặng yên nhìn bếp lửa
                     Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
                    Ngoài trời mưa lâm thâm
                     Mái lều tranh xơ xác.

 

      Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

      Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

                                Anh đội viên nhìn Bác 
                              Càng nhìn lại càng thương 
                              Người Cha mái tóc bạc 
                               Đốt lửa cho anh nằm 
                              Rồi Bác đi dém chăn 
                              Từng người từng người một . 
                              Sợ cháu mình giật thột
                               Bác nhón chân nhẹ nhàng

        Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

     Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

                       Anh đội viền mơ màng 
                      Như nằm trong giấc mộng 
                       Bóng Bác cao lồng lộng 
                       Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Phạm khánh Linh
25 tháng 2 2016 lúc 19:48
Bác là một người yêu đồng bào,dân tộc,yêu các anh bộ đội.Bác không ngủ vì bác lo cho các anh ngày mai còn lên đường.Bác phải thức trắng đêm.Tình cảm của bác đối với các anh bộ đội như người cha ;bác đi dém chăn từng người một;Đốt lửa sưởi ấm cho các anh bộ đội. 

 

Ngô Thị Thảo May
25 tháng 2 2016 lúc 19:50

  Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.

       Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

       Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

        Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

       Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

        Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

        Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

         Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

         Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

                       Anh đội viên thức dậy
                       Thấy trời khuya lắm rồi
                      Mà sao Bác vẫn ngồi
                       Đêm nay Bác không ngủ.
                      Lặng yên nhìn bếp lửa
                     Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
                    Ngoài trời mưa lâm thâm
                     Mái lều tranh xơ xác.

 

      Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

      Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

                                Anh đội viên nhìn Bác 
                              Càng nhìn lại càng thương 
                              Người Cha mái tóc bạc 
                               Đốt lửa cho anh nằm 
                              Rồi Bác đi dém chăn 
                              Từng người từng người một . 
                              Sợ cháu mình giật thột
                               Bác nhón chân nhẹ nhàng

        Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

     Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

                       Anh đội viền mơ màng 
                      Như nằm trong giấc mộng 
                       Bóng Bác cao lồng lộng 
                       Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Alice
Xem chi tiết
htfziang
9 tháng 9 2021 lúc 11:28

a. bn đọc trogn truyện sẽ thấy

b, câu 1: trogn truyện có mà...

    câu 2: Bác yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…; Quần áo Bác mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải; Bác ở nhà sàn bằng gỗ,..

c. Ko đua đòi ăn mặc, ko tô son, đánh phấn :v, chỉ mua những thứ cần thiết,..

linh dj
Xem chi tiết
Trần Linh Trang
12 tháng 4 2020 lúc 16:57

d) bài đêm nay Bác ko ngủ  của  Minh Huệ

em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Hương Mai
25 tháng 4 2020 lúc 20:54

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.

2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được  nghị quyết này,  “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.

Khách vãng lai đã xóa
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
Mai Vo
Xem chi tiết
zero
14 tháng 4 2022 lúc 14:26

refer

 

Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi bật trong nền văn học nước nhà. Thơ ông nhẹ nhàng, bình dị nhưng gieo vào lòng người đọc những nỗi niềm bâng khuâng, xúc động. Bài thơ "Viếng lăng Bác" là một bài thơ như thế, tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là nỗi lòng của muôn triệu nhân dân, con người Việt Nam gửi đến Bác tấm lòng kính yêu thiết tha , chân thành và tin yêu nhất.

" Còn ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng"

Nỗi niềm được gặp Bác luôn đau đáu trong lòng mỗi người Việt Nam. Bác đã hi sinh trọn đời mình cho nhân dân, cho dân tộc, ngày được gặp lại người thì cũng là lúc Bác đã đi xa. Thật đớn đau biết bao, nhưng bằng tấm lòng thành kính, con ra viếng lăng Bác trong một sớm mai sau ngày giải phóng. Đất nước lúc này đã yên bình, khung cảnh bên lăng thật đỗi đẹp đẽ, thanh bình. Hàng tre xanh ngát đứng hiên ngang như đang chở che, canh giữ giấc ngủ ngàn thu của Bác. Chúng con về đây cũng như những hàng tre ấy, muốn đến bên người, ôm người vào lòng cho thoả niềm chờ, nỗi nhớ mong. Hàng tre hiên ngang như những người con đất Việt vậy, sống bất khuất, kiên trung, qua bao cuộc đấu tranh gian khổ vẫn giữ vững tinh thần thép, mãi sáng ngời và đẹp đẽ.

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Với chúng con, Bác như ánh mặt trời rực rỡ, soi sáng con đường cách mạng. Ánh mặt trời mang sự sống cho dân tộc chúng ta. Bác mãi là nguồn sáng cao đẹp nhất với công lao vĩ đại và niềm thương vô bờ dành cho nhân dân, cho đất nước. Bởi vậy mà chúng còn luôn dành cho Bác niềm kính yêu khôn tả. Ngày ngày, từng dòng người đến bên Bác, thành kính dâng lên Người những tràng hoa tươi thắm nhất. Kết thành vòng hoa tuyệt diệu tưởng nhớ cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác. Bác nằm trong lăng với giấc ngủ ngàn năm không nghỉ. Ánh trăng dịu hiền thành người bạn tri âm cùng Người, bên Người qua bao tháng năm. Ánh trăng ấy như tâm hồn Bác vậy, dịu dàng, ân cần, đôn hậu của một vị cha già dành cho nhân dân. Dẫu biết rằng trời xanh là mãi mãi cũng như biết rằng hình bóng Bác mãi bất tử với non sông, mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người con của dân tộc, nhưng không thể nguôi đi nỗi đau, nỗi đắng cay, xót xa khi Bác đã đi xa.

" Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Bác mãi là niềm thương, niềm tin yêu của nhân dân, gần gũi và thiết tha nhất. Khi phải trở về miền Nam thân yêu, lòng tác giả khôn thấu nỗi nghẹn ngào tiếc nuối. Viễn Phương cất lên tiêng thơ thấy cho lời tri ân của tất cả mọi người:

" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Dòng nước mắt tuôn rơi, nỗi xúc động, sóng lòng dâng trào khi phải tạm biệt Người. Niềm ước nguyện muốn hoá làm con chim hót vang, làm đoá hoa thơm ngát, làm cây tre trung hiếu để được gần Người, được bên Người nghệ sao nhói lòng đến vậy. Phải chăng đó là mong ước được làm Bác vui, được bên Người mãi mãi như con dân Việt Nam luôn trung hiếu , mãi vững bền với ý chí, vâng theo lời dạy của Người. Người con trở về miền Nam nhưng lòng ở lại, lòng vẫn nhớ về Bác khôn nguôi. Vị cha già kính yêu của đất nước trong sâu thẳm mãi là niềm tự hào nhất đối với mỗi người còn Việt Nam.

Bài thơ thật thắm thiết ân tình, là khúc ngân ngọt ngào và dung dị thể hiện tình thương, niềm kính yêu bao la dành cho Bác. Dòng người về bên Bác mãi sẽ chẳng bao giờ kết thúc, lớp lớp những thế hệ mai sau vẫn mãi sẽ về bên người, gửi đến người ân tình trọn vẹn nhất. Cảm ơn Bác suốt một đời đã dành trọn niềm thương cho chúng con.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
28 tháng 11 2017 lúc 3:30

- Sau khi giành được độc lập, Bác về sống với Thủ đô Hà Nội trong một ngôi nhà sàn làm bằng gỗ.

- Trong những bài viết, những lời kêu gọi Bác Hồ luôn dùng những từ ngữ dễ hiểu, dễ đọc để ai cũng có thể hiểu được.

- Vật dụng trong nhà Bác hết sức đơn sơ: giường mây, chiếu cói, chăn đơn...

- Bữa ãn cùa Bác đạm bạc, lúc nào cũng có rau, tương, cà (món ăn quê hương).

- Bác gần gùi với mọi người, kính trọng cụ già, thương đàn cháu nhỏ...

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 7 2018 lúc 5:01

a) Kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.

b) Kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.

Lê Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Hồng Quang
22 tháng 4 2022 lúc 20:24

ko đọc nên chx biết e học sách mới ak