Tại sao anh cu Lộ làm mõ trong làng đạo trong văn bản Tư cách mõ
Quá trình hoàn thiện tư cách mõ của anh cu Lộ diễn ra như thế nào trong văn bản Tư cách mõ
Nam Cao thể hiện thái độ gì khi dùng đại từ hắn trong văn bản Tư cách mõ
anh chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Tư cách mõ của nhà văn Nam Cao
chi tiết truyện nổi bậc trong "Tư cách mõ" của Nam Cao
đầu làng cái mõ, cuối làng cái cờ, mõ kên đến đâu cờ rung đến đấy. là con j?
phân tích cấu tứ bài Tư cách mõ của Nam Cao
Truyện Xiển Bột: Rao làng
Ngày trước dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị lý trưởng gọi ra làm mõ làng. Có con mẹ hàng bát ỉa bậy bị bắt quả tang. Không có tiền nộp phạt, lý trưởng liền bắt lấy gánh bát, tồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại rao:
- Chiềng làng chiềng chạ, lắng tai mà nghe mõ rao! Cụ Lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra đình mà chia phần!
Nghe nói chia phần, bao nhiêu chức sắc, thân hào vội vã kéo nhau ra đình. Đến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:
- Chia phần gì thế mày?
- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?
-Có nhiều không mày?
Xiển lễ phép đáp:
- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng, dạ nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ mỗi cụ được vài ba bát chứ không ít đâu!
Vừa nói Xiển chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.
* Chúc các bạn đọc vui vẻ.
Nguồn:trangcuoihaynhat
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ
* Tóm tắt hoàn cảnh cho chữ:
- Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.
- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục.
- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
* Diễn biến cảnh cho chữ:
+ Thời gian: giữa đêm.
+ Không gian: nền đất ẩm thấp, mùi hôi của gián, chuột.
+ Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.
* Giải thích tại sao cảnh cho chữ là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có":
+ Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
+ Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.
* Ý nghĩa của cảnh cho chữ:
+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.
+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
Cảm nhận cảnh cho chữ trong đoạn văn bản sau:
“ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.