Ai soạn văn hộ tớ với
soạn hộ tớ bài viết văn tả cảnh lớp 5
ai làm dc cho 3 tick
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
lên vietjack hoặc loigiaihay
Soạn bài Hoạt động Ngữ Văn: Thi kể chuyện
soạn hộ tớ với ạ mình cần gấp
em lớp 5 nhé
chị sớt mạng đi
em sớt r nhưng ko biết copy đoạn nào
chúc chị học tốt
Bạn nào nhận xét hộ tớ:
Bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận...
Ngữ Văn 7 VNEN bài 19 nha!
Trả lời nhanh cho tớ với! ^_^ (tớ đang soạn bài)
. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"có bố cục ba phần:
Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;
Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;
Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
Các luận điểm, lập luận cụ thể xem lại bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
II. Luyện tập
a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.
Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.
Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:
Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)
Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
b.
– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.
- Bố cục ba phần :
Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.
Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.
soạn văn bài bánh chưng bánh giày , ai giúp tớ đc hem , ko có ai giúp thì tớ cx chả bt đời tớ sẽ trôi dạt về đâu....
Nguyễn Hữu Tế và Lâm Tuyền ơi, hai cậu đang viết văn đấy à ! tớ nhờ soạn hộ bài kia mà.
Sos ai soạn văn hộ mik vs
- Quê hương:làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An
- Cuộc đời:
+ Năm 1944, khi mới 16 tuổi, nhà văn Sơn Tùng đã tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên thủ đô. Sau khi Hà Nội giải phóng, nhà văn Sơn Tùng vào học tại Trường đại học nhân dân và sau đó trở thành cán bộ tuyên truyền của Đảng. Năm 1961, ông về viết cho Báo Nông Nghiệp và từ cuối năm 1962 là phóng viên của Báo Tiền Phong.
+ Năm 1965, nhà văn Sơn Tùng là đặc phái viên của Báo Tiền Phong tác nghiệp chủ yếu tại vùng chiến sự ác liệt ở Quân khu 4, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, Vĩnh Linh. Tới năm 1967, ông xung phong đi B, vào chiến trường Đông Nam bộ thành lập và phụ trách tờ báo Thanh niên Giải phóng.
+ Năm 1971, ông Sơn Tùng bị thương rất nặng trong chiến đấu. Cùng lúc, ông bị chấn thương sọ não, vỡ xương vai, nửa người bên phải hầu như bị liệt không đi lại được, thần kinh chéo bị tổn thương nặng, tay phải co quắp, tay trái chỉ còn 2 ngón, thị lực còn 1/10.
+ Sau chiến tranh, ông là thương binh hạng 1/4 nhưng vẫn tiếp tục cầm bút. Ông viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những nhà cách mạng hiện đại cũng như các danh nhân văn hóa của dân tộc. Từ năm 1974 tới nay, nhà văn Sơn Tùng đã cho ra đời hàng chục tiểu thuyết, tư liệu, tập truyện.
+ Nhà văn Sơn Tùng được phong danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2011.
- Sự nghiệp:
+ Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…
3. Văn bản "Dọc đường xứ Nghệ"
- Xuất sứ: Trích tiểu thuyết Búp sen xanh
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Nhân vật chính: chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy và đền thờ Thục Phán
- Phần 2 (tiếp theo đến “có chứa trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Qủa Sơn
- Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du
ai làm hộ tớ bài văn tả khẩu trang với tớ like cho
Soạn hộ tớ bài Ôn tập truyện dân gian
Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian
1. Truyền thuyết
- Loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử.
- Thường có yếu tố hoang đường kì ảo
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
Truyện cổ tích:
- Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật ( bất hạnh, dũng sĩ, thông mình, mồ côi…)
- Sử dụng yêú tố hoang đường kì ảo
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào cuộc sống công bằng hơn.
Truyện ngụ ngôn:
- Loại truyện kể bằng văn vần, văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người.
- Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống.
Truyện cười
- Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
- Mỉa mai châm biếm hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 2 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1) Đọc lại truyện dân gian
Câu 3 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện truyền thuyết | Truyện cổ tích | Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
Con rồng cháu tiên | Sọ Dừa | Ếch ngồi đáy giếng | Treo biển |
Bánh chưng bánh dày | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi | Lợn cưới áo mới |
Thánh Gióng | Em bé thông minh | Đeo nhạc cho mèo | |
Sơn Tinh Thủy Tinh | Cây bút thần | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | |
Sự tích Hồ Gươm | Ông lão đánh cá và con cá vàng |
Câu 4 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những đặc điểm của truyện cổ tích trong truyện Sọ Dừa:
- Nhân vật: Là kiểu nhân vật bất hạnh- mang lốt xấu xí
- Các chi tiết kì ảo:
+ Sọ Dừa chui ra khỏi lốt, thổi sáo cho đàn bò nghe
+ Vợ của Sọ Dừa sau khi bị cá kình nuốt lấy dao rạch bụng cá
+ Con gà biết nói tiếng người
- Truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, ước mơ về một xã hội văn minh, công bằng hơn.
Câu 5 (Trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Đối sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:
- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
Khác nhau:
+ Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội
So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười
- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục
- Khác:
+ Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…
+ Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người
Chúc em hc giỏi
bạn vào đây soạn bài nha
https://vietjack.com/soan-van-lop-6/on-tap-truyen-dan-gian.jsp
Hướng dẫn soạn bài hộ tớ liệt kê không chép mạng nhé mình đang cần gấp