- Quê hương:làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An
- Cuộc đời:
+ Năm 1944, khi mới 16 tuổi, nhà văn Sơn Tùng đã tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên thủ đô. Sau khi Hà Nội giải phóng, nhà văn Sơn Tùng vào học tại Trường đại học nhân dân và sau đó trở thành cán bộ tuyên truyền của Đảng. Năm 1961, ông về viết cho Báo Nông Nghiệp và từ cuối năm 1962 là phóng viên của Báo Tiền Phong.
+ Năm 1965, nhà văn Sơn Tùng là đặc phái viên của Báo Tiền Phong tác nghiệp chủ yếu tại vùng chiến sự ác liệt ở Quân khu 4, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, Vĩnh Linh. Tới năm 1967, ông xung phong đi B, vào chiến trường Đông Nam bộ thành lập và phụ trách tờ báo Thanh niên Giải phóng.
+ Năm 1971, ông Sơn Tùng bị thương rất nặng trong chiến đấu. Cùng lúc, ông bị chấn thương sọ não, vỡ xương vai, nửa người bên phải hầu như bị liệt không đi lại được, thần kinh chéo bị tổn thương nặng, tay phải co quắp, tay trái chỉ còn 2 ngón, thị lực còn 1/10.
+ Sau chiến tranh, ông là thương binh hạng 1/4 nhưng vẫn tiếp tục cầm bút. Ông viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những nhà cách mạng hiện đại cũng như các danh nhân văn hóa của dân tộc. Từ năm 1974 tới nay, nhà văn Sơn Tùng đã cho ra đời hàng chục tiểu thuyết, tư liệu, tập truyện.
+ Nhà văn Sơn Tùng được phong danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2011.
- Sự nghiệp:
+ Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…
3. Văn bản "Dọc đường xứ Nghệ"
- Xuất sứ: Trích tiểu thuyết Búp sen xanh
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Nhân vật chính: chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy và đền thờ Thục Phán
- Phần 2 (tiếp theo đến “có chứa trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Qủa Sơn
- Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du