Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thủy Huỳnh
Xem chi tiết
Thúy Vy
21 tháng 11 2019 lúc 20:16
Chuyện kể rằng vua Hùng đời thứ 1088 có một cô công chúa tên gọi Mỵ Nương,nhan sắc không đến nỗi nào, đến tuổi cập kê rồi mà vẫn chưa có giai nàođến nhòm ngó .Vua Hùng sốt ruột đùng đùng, lại thấy con gái chẳng mảy may lo nỗi logiống mình, suốt ngày chỉ thấy chải chuốt ngắm vuốt hòng tham gia mấycuộc thi Miss Teen trên truyền hình, nên vua cáu lắm!
Rồi một hôm, nhân dịp có cuộc họp triềuđình thường kỳ kéo dài từ đầu tháng để rà soát lại các lỗi chính tảtrong các điều luật đã ban hành, nhà vua tranh thủ giờ nghỉ giữa haihiệp họp để đưa vấn đề kén chồng cho Mỵ Nương ra thảo luận cùng triềuđình. Tất cả đều nán lại không ra chơi để thảo luận nghiêm túc và 100%đã bỏ phiếu thuận tán thành hình thức đăng tải quảng cáo trên mọiphương tiện để kén cho công chúa một chàng rể hiền tài dễ bảo .Bởi vậy, một số cơ sở kinh doanh khoan cắt bê tông, gia sư sư phạm,diệt mối kiến gián, tẩy nốt ruồi mụn nhọt, chữa bệnh ngoài da... đều được huy động vào chiến dịch lăng xê công chúa, tuyển chọn phò mã, vớithù lao là một năm miễn phí dán quảng cáo trên các cột điện trong kinh thành mà không bị phạt...
Hiệu quả tức thì, một số chàng trai nhẹ dạ cả tin vào quảng cáo đã ùn ùn kéo đến nộp hồ sơ ứng tuyển. Cuối cùng,với số lượng tin nhắn bình chọn áp đảo qua hệ thống 19801610, rơi vàochung kết có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú, tóc vàng tuy bờm xờm dựng đứng như da dẻ lại mịn màng nhẵn nhụi, trong rất nữ tính, tên gọi là Sơn Tinh và Thủy Tinh .Sơn Tinh đến từ vùng núi trùng điệp mới đổi hộ khẩu về đất kinh kỳ,Thủy Tinh đến từ vùng sông nước trữ tình mới trở thành cư dân mới của xứ kinh thành. Túm lại là cả hai đều đã là đồng hương với Mỵ Nương, vốn là dân gốc kinh thành loại 1, nên vua Hùng ưng ý lắm, không còn e ngạichuyện con gái yêu phải đi làm dâu xứ người nữa .Dù thâm tâm rất muốn nhận cả hai làm rể, nhưng luật pháp nghiêm minh,huống hồ vua lại là... vua một nước, phải đầu tầu làm tấm gương đạo đức cho đám hậu bối soi vào, nên vua Hùng đành gạt lệ dứt tình riêng, đẩy mong muốn nhỏ nhoi của mình sang một bên để mở cuộc thi chung khảo,hòng kén lấy một chàng rể xứng đáng nối ngôi mình sau này.
Theo học bạ của cả Sơn Tinh và Thủy Tinh gửi kèm trong hồ sơ ứng tuyển, vua Hùng nhận thấy cả hai đều đã học hết lớp 12, có dấu đỏ xác nhận là học bạ duy nhất của Sở Giáo dục nơi cả hai chàng
theo học ;điểm trung bình các môn đều trên 5.0, không có dấu hiệu tẩy xóa của việc nâng điểm lấy thành tích ; hạnh kiểm đều ngoan ngoãn, không phải thi lại môn nào, thân ái với bạn bè, vâng lời thầy cô ...Vua Hùng nghĩ nếu tiếp tục lôi toán lý hóa văn sử địa ra hỏi thì không ăn thua, không lột tả hết được tài năng của rể hiền, mà biết đâu chúng nó lôi "văn mẫu" hoặc mang "phao" vào "quay" thì mình bị hớ to, nên vua Hùng quyết định tổ chức thi môn Hiểu biết xã hội, nhằm đánh giá hiểu biết về cuộc sống xung quanh của các rể như thế nào
Phần thi gồm 5 câu hỏi nhỏ, ai trúng tủ 3 câu sẽ thắng, các thí sinh có
quyền đặt ngôi sao hy vọng hoặc gọi điện cho người thân để trợ giúp. (Nhưngthật tiếc, đúng hôm thi thì xảy ra sự cố nghẽn mạng cục bộ nên chẳng thí sinh nào có thể gọi điện được cho người thân, đồng thời hôm đấy có mây mù mịt ngoài dự báo của trung tâm khí tượng thuỷ văn, nên trên trời chẳng thấy ông sao nào để hy vọng cả! )
Diễn biến cuộc thi như sau:
Câu hỏi 1: Nghề gì mà thích cắt thì cắt, cắt chỗ nào tuỳ hứng mà không ai làm gì được?
Sơn Tinh: "Nghề Thợ điện" , Thuỷ Tinh: "Nghề Bán thịt lợn!" (đúng đáp án của vua Hùng) --- Thuỷ Tinh dẫn 1-0.
Câu hỏi 2: Nghề gì mà công việc đòi hỏi phải đào bới lung tung?
Sơn Tinh: "Nghề Khảo cổ!" (đúng đáp án của vua Hùng), Thuỷ Tinh: "Nghề... Thợ đào đường!" --- Sơn Tinh gỡ hòa 1-1.
Câu hỏi 3: Nghề gì xây được nhà rất to?
Sơn Tinh: "Nghề... Quan chức!" , Thuỷ Tinh: "Nghề Thợ xây!" (đúng đáp án của vua Hùng) --- Thuỷ Tinh lại dẫn 2-1.
Câu hỏi 4: Nghề gì mà suốt ngày đứng ngoài đường, thi thoảng được người khác cho tiền?
Sơn Tinh: "Nghề... Ăn xin!" (đúng đáp án của vua Hùng), Thuỷ Tinh: "Nghề... Cảnh sát giao thông!" --- Sơn Tinh lại xuất sắc gỡ hòa 2-2.
Câu hỏi 5: Ngành nào mà mỗi năm đều thay đổi lại nội dung trong sách rồi tổ chức đem in lại hết toàn bộ?
Sơn Tinh: "Ngành Bưu điện, hàng năm in lại Danh bạ điện thoại!" (đúng đáp án của vua Hùng), Thuỷ Tinh: "Ngành Giáo dục, hàng năm in lại Sách giáo khoa!" --- Sơn Tinh vươn lên ở câu hỏi cuối, lật ngược và thắng Thuỷ Tinh chung cuộc ở tỷ số 3-2.
Vua Hùng nhận thấy Sơn Tinh nhìn đời... trong sáng hơn, hoặc ít nhất cũng biết tế nhị ý tứ, không lợi dụng quyền tự do hiểu biết để làm lộ bí mật quốc gia ,nên quyết định phần thắng thuộc về chàng trai đến từ vùng núi mới của kinh thành. Thuỷ Tinh thua cuộc mà ấm ức, định bụng muốn ăn thua đủ với vua Hùng, nhưng rốt cuộc cũng nhẫn nhịn rút lui, khẩu phục mà tâm không phục, hậm hực bỏ đi mà vẫn không quên ngoái đầu lại lần cuối mà rằng: "Nu pa ga di, ta sẽ páo trù!"
* * * * *
Quả thật, Thuỷ Tinh là chàng trai biết thủ tín, đã nói là làm.Chàng hận Sơn Tinh đến cực điểm nên đúng đêm tân hôn của SơnTinh, Thuỷ Tinh và đồng đội đột ngột hô phong hoán vũ gọi mưa gió ầm ầm kéo đến làm ngập hết đường phố kinh thành . Nhưng Sơn Tinh dù đang vui duyên mới cũng vẫn không quên nhiệm vụ, vốn dĩ lại là chàng trai có bản lĩnh không dễ bị bắt nạt, nên chàng bình tĩnh sai quân lính của mình đào hết các con đường trong phố lên. Những con đường dù mới trải nhựa phẳng lỳ đẹp lung linh và mới cắt băng thông xe hôm qua thì hôm nay được đào lên hết cho nước rút xuống đấy - tất cả vì sự nghiệp chống ngập lụt.Bởi vậy,Thuỷ Tinh cho dâng nước lên bao nhiêu thì Sơn Tinh bình thản cho đào đường để nước rút hết xuống bấy nhiêu. Thuỷ Tinh thấy bó tay nên đành rút quân về chờ dịp khác.
Thấy Thuỷ Tinh hung hăng hiếu chiến, nhớ lâu thù dai như thế, vua Hùng lo lắm. Vua triệu anh con rể mới vào bàn bạc:
- Hiền tế của ta, Thuỷ Tinh kéo đến nữa thì ta làm thế nào? Những con đường trong kinh thành ta đào gần hết lên rồi... Sơn Tinh bèn thưa:
- Nhạc phụ đại ca đừng lo, con đã có cách đối phó...
Ngừng giây lát đăm chiều, rồi chàng nói tiếp:
- Cách làm thiết thực nhất lúc bây giờ thì con...chưa nghĩ ra.Nhưng có một số giải pháp tình thế có thể cầm cự được lâu dài,đó là củng cố niềm tin cho những người dân vùng ngập lụt để họ vững tâm lội nước. Con có mấy ông bạn quen qua blog ở bên Nhựt Bổn, con sẽ đưa họ ít tiền rồi hè này họ về nước, giả vờ trao tặng tiền Ô-Đê-A làm dự án tiêu úng thoát nước cấp quốc gia... Tiền chúng ta lấy lại rồi,làm lúc nào là do ta quyết mà, thưa phụ vương! Người dân ít nhất cũng thấy được từ đó có niềm tin và hy vọng để thôi không kêu ca nữa!
- Nhưng ít nhất cũng phải có cái gì đó để làm báo cáo điển hình chứ?
- Dạ bẩm, chúng ta tổ chức huy động thanh niên tình nguyện nạo vét một vài đoạn cống thoát nước, nhổ cỏ dại để khơi thông dòng chảy,chỉ là hình thức tượng trưng thôi, rồi mời cánh nhà báo quay phim truyền hình đến để giới thiệu về một con phố điểm đạt chuẩn quốc gia về độ khô ráo không có điểm ngập úng...
- Biết lấy con phố nào thí điểm bây giờ? Ở đâu cũng mưa xuống là ngập...
- vua Hùng ngán ngẩm thở dài âu lo.
- Dạ bẩm, chúng ta cứ tổ chức quay phim tại con đường... chạy qua cầu Thăng Long í ạ! Dù có đại hồngthuỷ thì đường đó còn lâu mới ngập!
- Rể ta thật tài ba, đúng là con hơn cha, ta phục rể ta quá xá ! - vua Hùng hớn hở đổi lo làm mừng, như thể giữa mênh mông biển nước bỗng nhìn thấy chỗ để bước chân.
Từđó, quả nhiên không thấy dân tình kêu ca than phiền về tình trạng ngập lụt nữa. Dù họ có bì bõm nhưng ai nấy đều hớn hở lội và hăm hở nghĩ về một kinh thành khô ráo ấm áp của năm 3000...
* * * * *
Thuỷ Tinh vẫnchưa nguôi hận. Chàng thề sẽ cho Sơn Tinh biết tay bằng mọi giá, nênchàng ta vẫn âm thầm chuẩn bị nước và... rác để chờ cơ hội cho một cuộc tổng phản công, đồng thời dâng cả nước lẫn rác lên oánh Sơn Tinh mộttrận nhớ đời.
Cơ hội cuối cùng cũng đến! Nhằm ngày ba mốt tháng mười năm 2008 sau Công nguyên, trong không khí phấn khởi chào mừng sự kiện giá xăng giảm hẳn 500 đồng cho mỗi lít ,khi bà con đang vui mừng khôn xiết nô nức vác xe đi mua xăng sau bao ngày mòn mỏi chờ giá giảm, thì bất thình lình... bất ngờ đến không ngờ... đùng một cái... Thuỷ Tinh quyết định ra tay!
Chàng hô phong hoán vũ, gọi mưa mưa tới,gọi nước nước dâng, hắt xì hơi một cái là điện mất, hắt xì hơi hai cáilà rác nổi lên, tiện thể hắt xì hơi phát nữa là giá thực phẩm tăng điêncuồng như lũ .Suốt ba ngày ba đêm mưa rả rích đêm ngày, mưa thối đất thối cát, trậnnày chưa qua trận khác đã tới. Nước ngập ngang quần đùi, cá biệt có nơi đã ngập ba ngấn đến cổ. Dân chúng dùng thuyền nhẹ rẽ rác ra phố, tối tối thắp đèn dầu bơi sang nhà nhau đánh "phỏm", chiều chiều kê ghế racửa nói chuyện vắt từ nhà này sang nhà kia, tình làng nghĩa xóm càng thêm mặn nồng, thân ái hữu hảo không bút nào tả xiết.
Chưa biết Sơn Tinh sẽ đối phó với "đòn thù"này của Thuỷ Tinh như thế nào, xin hãy đợi... đến khi nước rút sẽ rõ.Chỉ biết rằng hiện tại, Sơn Tinh đang đi họp trên triều đình phiên thường kỳ cuối năm đến hết tháng mới xong, chàng bận lắm!
Khách vãng lai đã xóa
SỰ CHỞ LẠI
24 tháng 11 2019 lúc 9:30

Trong cuộc đời mỗi người có lẽ sẽ có những cuộc gặp gỡ lướt qua vô tình nhưng bên cạnh đó cũng có những cuộc gặp mặt làm cho ta nhớ mãi. Và tôi cũng đã may mắn có được một cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng với một nhân vật trong truyền thuyết :đó chính là nhân vật Thủy Tinh trong “Sơn Tinh Thủy Tinh”


Hôm đó là một buổi chiều thật đẹp với bầu trời trong xanh cao rộng và từng cơn gió mát lạnh thổi qua khiến lòng người thật dễ chịu.Chúng tôi đang có một giờ học văn trên lớp và thật náo nức biết bao bởi hôm nay cô giáo tôi đã hứa sẽ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh”. Và thế rồi chính giọng nói trầm ấm du dương của cô đã làm tôi dần dần chìm vào một thế giới kì diệu khác…
Thật kì lại biết bao khi tôi vừa mở mắt ra thì bỗng thấy hiện lên trước mặt mình là một khung cảnh hoàn toàn khác: Đó không phải là lớp học tôi đang ngồi mà thay vào đó là cả một vùng biển mênh mông sóng nước. Và từ xa xa thấp thoáng có một bóng người lại gần chỗ tôi cất tiếng hỏi:
- Em bé em đang làm gì ở đây vậy?
Trước mắt tôi bây giờ là một chàng trai cao to lực lưỡng làm sao! Tôi sợ hãi và bắt đầu mếu máo:
- Anh ơi em bị đi lạc vào đây. Anh là ai vậy ạ?
Thấy vậy người đó liền ngạc nhiên lắm rồi an ủi dỗ dành tôi:
- Không sao đâu đừng sợ.Anh tên là Thủy Tinh.
- Ơ anh là Thủy Tinh trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” ạ?- tôi kêu lên- cô giáo bọn em đang kể chuyện anh cho bọn em nghe nè!
Nghe vậy anh thoáng chút buồn nhưng rồi lại nói:
- Vậy em đã được nghe chưa?
- Dạ chưa ạ. Tiếc quá!- tôi tỏ vẻ tiếc nuối.
- Ừ vậy em có muốn nghe không anh kể cho?
- Có ạ!
Rồi tôi với anh ngồi xuống một tảng đá gần đó. Anh bắt đầu kể:
- Ngày xưa vào đời vua Hùng thứ mười tám ông có một người con gái đang đến tuổi cạp kê lấy chồng đó chính là Mị Nương. Nàng đẹp lắm! nàng có một nhan sắc tuyệt trần và lan da trắng trẻo mịn màng. Đợt đó cũng có nhiều người đến xin hỏi cưới nhưng đều bị vua từ chối. Rồi khi anh nghe được tin đó lại vốn có cảm tình với nàng từ lâu nên nhân cơ hội này anh cũng đến để xin hỏi cưới nàng. Cùng với anh lúc đó cũng có một người khác tên là Sơn Tinh. Kể ra anh và hắn ta cũng khá đối lập nhau bởi một bên là chúa tể trên mặt đất còn một bên lại là vua dưới đại dương. Thấy vậy vua bèn thách cưới cả hai anh : nếu trong hai người ai đáp ứng được sính lễ do vua đề ra và đến trước thì sẽ được vua gả con gái cho
- Rồi sao hả anh? Anh có lấy được Mị Nương không ạ?- tôi háo hức
- Không em ạ- giọng anh trùng xuống- vì sính lễ toàn là những đồ khó kiếm tìm nhất là lại hầu như chỉ có trên mặt đất nên rất khó đối với anh. Và sau khi đã kiếm được đủ thì anh lại bị chậm một bước so với Sơn Tinh và anh ta đã lấy được Mị Nương. Em biết không lúc đó anh đã tức giận lắm. Anh liền đuổi theo hai người đó và quyết đòi lại Mị Nương.
- Vậy chắc lúc đó kinh khủng lắm anh nhỉ?
- Ừ vì lúc đó anh còn dại dột nên anh đã tuyên chiến với Sơn Tinh và gây ra một cuộc chiến tranh kinh khủng. Bọn anh đều ngang tài ngang sức chiến đấu hết mình nên trận đấu diễn ra khá lâu. Anh chứ dâng nước lên bao nhiêu thì Sơn Tinh lại lấy đá và đất lấp đầy bấy nhiêu. Cứ như thế cuộc chiến diễn ra đầy cam go ác liệt làm tổn hại đến biết bao sinh vật và con người và cuối cùng anh đã phải chấp nhận mình là người thua cuộc.
- Chắc lúc đó anh buồn lắm nhìn- tôi nhìn anh đầy sự cảm thông
- Em biết không mãi sau này ah mới nghĩ lại và thấy đợt đó mình thật bồng bột và thiếu suy nghĩ bởi suy cho cùng Sơn Tinh là người đã tìm được sính lễ và đến trước nên cậu ấy xứng đáng có được Mị Nương. Còn em đấy, em phải nhớ sau này trước khi làm việc gì phải suy nghĩ cho thật kĩ nhớ chưa! Nếu không sẽ đem lai hậu quả khó lường đấy!
Tôi chưa kịp trả lời lại anh thì bỗng một tiếng gọi làm tôi giật mình thức giấc. Ôi hóa ra đó chỉ là một giấc mơ- một giấc mơ thật chân thực và đáng nhớ nhất mà tôi đã từng có. Tôi sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ đặc biệt này!

Khách vãng lai đã xóa
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
29 tháng 11 2016 lúc 12:56

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.



 

Thảo Phương
24 tháng 11 2019 lúc 19:03

Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" năm đó.

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giờ đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngùi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đánh phá dữ dội của giặc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rồi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để giành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, họ đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.



Khách vãng lai đã xóa
SỰ CHỞ LẠI
25 tháng 11 2019 lúc 12:56

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

Khách vãng lai đã xóa
ngô trung đức
Xem chi tiết
Sad boy
29 tháng 7 2021 lúc 20:13

BN THAM KHẢO DÀN Ý NÀY ĐỂ CÓ THỂ THÊM Ý CỦA MÌNH NẾU MUỐN NHÉ !

 

Dàn ý :

MB : dẫn dắt vào vấn đề 

TB :

- Kể lại cảnh Thủy Tinh gặp Mị nương 

+thái độ của thủy tinh , Mị Nương 

+ hai người nói lại chuyện cũ 

+ vào vấn đề chính Mị Nương kể lại những đợt thiên tai lũ lụt cho Thủy tinh nghe :

- Bao gồm :

+ Nhà cửa bị cuốn trôi , người người mất tích , dân chúng lầm than , cực khổ

+ Mị Nương nhờ thủy Tinh giúp đỡ 

+ Tình tiết sự đồng ý của thủy tinh

KB : Khẳng định lái vấn đề , Lời kêu gọi của  đối với các bạn trẻ . 

                           Bài làm 

    Hôm nay là một ngày đẹp trời , gió nhẹ vi vu thổi trên những cánh đồng xanh thướt tha . Vạn vật sống yên bình , khỏe khoắn , Tôi chợt nhớ lại mình có cuộc hẹn chiều này cùng với Thủy Tinh . Mới đó mà đã 10 năm rồi từ cái ngày mà chồng tôi cùng Thủy tinh đánh nhau , cuộc đánh nhau làm cho đất trời rung chuyển , tạo hóa xoay vòng . Thật đáng sợ ! Nhưng chồng tôi đã thắng, nhưng năm nào Thủy Tinh cũng đến quấy rối đòi đánh lại . Năm nay lại khác hình như Thủy Tinh đã nhận ra được việc làm sai trái của mình nên không còn làm phiền tôi và chồng nữa . Chiều nay đã lâu lắm rồi tôi mới được gặp lại Thủy Tinh , chúng tôi hẹn nhau để bàn bạc về tình hình biến đổi khí hậu , ngập lụt khiến ân chúng tứ phương lầm than , khổ sở . 

      Biến đổi thời tiết là một thứ rất đáng sợ nó tạo ra hạn hán , sương muối nhưng tệ nhất vẫn là lũ lụt thứ đã cướp đi sinh mạng đáng giá của biết bao nhiêu người . Hằng năm có vô sống người chết vì lũ lụt tài sản , nhà của , ruộng đồng của họ đều bị càn quét chỉ để lại một mảnh trống không vô vị . Đó chính là lí do hôm nay tôi đi gặp Thủy Tinh , vừa bước vào Long cung thủy tinh đã vội vàng chạy ra đón tôi vào nhà đã bấy nhiêu năm không gặp mà trông Thủy Tinh vẫn như ngày nào nhưng có cái khác là hắn đã có vợ , tôi nghĩ chắc do việc này nên hắn không đến quấy rối tôi nữa . Thủy Tinh vui vẻ mời tôi vào nhà chơi , Long cung rộng lớn , tráng lệ tôi được thủy tinh tiếp đã rất nồng hậu , nhiệt tình . Tôi và vợ của hắn cũng nói chuyện với nhau một thời gian . Trò chuyện xong xuôi , tối và thủy Tinh cùng nhau bàn bạc về lũ lụt. 

      Thủy tinh nói với tôi rằng thật đúng khi con người bị lũ lụt . Tôi thẫn thờ hỏi lại hắn , thì ra là do con người đã chặt phá rừng đầu nguồn , những tên lâm tặc ngày càng xuất hiện nhiều kéo theo những hàng cây bị chặt phá vô tội vạ . rồi hằng năm con người lại lấy rất nhiều cây để làm ra giấy cùng với những chiếc bàn xinh đẹp . Con người thật quá đáng ! Tôi ấp úng biện hộ nhưng tôi thấy lời Thủy Tinh nói là đúng vì chính mắt tôi cũng đã nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng ấy . Chưa kết thúc ở đó Thủy Tinh nói thêm rằng con người dù chặt cây nhưng con người không biết trồng lại cây cứ để cho rừng ngày càng thưa thớt đến cạn kiệt . Con người xả rác bừa bãi khiến hàng ngàn sinh vật vô tội trên địa cầu chết .Con người còn không có ý thức bảo vệ môi trường thì đừng hòng xóa lũ lụt . Tôi lắng nghe rồi suy nghĩ dù có bao nhiêu năm đi nữa nỗi hận con người của Thủy Tinh cũng chẳng bao giờ đổi . Tôi giải thích thêm cho hắn . Đúng là con người có những hành động như thế nhưng không phải ai cũng không có ý thức , có những người có ý thức rất tốt , họ không xã rac bừa bãi họ còn trồng nhiều cây để bầu không khí thêm trong lành , thậm chí có một số người còn tình nguyện làm những hoạt động dọn rác. Tôi thấy trên mặt Thủy Tinh đó lên các Thủy Tinh đã suy nghĩ lại những gì tôi nói . Ngồi một lúc lâu tôi với Thủy Tinh mới suy nghĩ ra được cách giải quyết lũ lụt và cách đơn giản nhất đó chính là yêu thiên nhiên tức không chặt phá rừng bừa bãi , trồng cây để bảo vệ môi trường và quan trọng nhất phải có ý thức bảo vệ môi trường.

         Tài nguyên thiên nhiên không phải một thứ không bao giờ cạn kiệt . Nếu con người sử dụng nó quá nhiều thì đến một ngày nào đó nó sẽ cạn kiệt để lại những hậu quả khôn lường . Nếu một ngày không còn thiên nhiên ta sẽ chết vì thiếu oxi , con người sẽ không còn được thấy màu xanh của cây cối nữa mà thay vào nó là màu đen của bóng tối vĩnh hằng .

              Kết thúc buổi nói chuyện toi và Thủy tinh ai cũng vui vẻ chào tạm biệt nhau . Chúng tôi sẽ cố để bảo vệ môi trường ngày càng trong sạch . Nhưng với sức của hai bọn tôi thì chưa đủ tôi kêu  gọi mọi người hãy chung tay bảo vệ người mẹ thiên thiên để ta có một cuộc sống xanh mát nhé !!!
 

Ngọc Hiền
Xem chi tiết
Julian Edward
30 tháng 11 2018 lúc 21:20

Đề 3:

Quãng đời học sinh sinh viên của tôi ghi dấu chân biết bao nhiêu mảnh đất của đất nước Việt Nam thân yêu như Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Cạn... Tôi vừa mới ra trường nên đây là chuyến đi nhận công tác đầu tiên lên thành phố Mộng mơ Sa Pa. Đặc biệt chuyến đi từ Hà Nội lên Sa Pa này tôi gặp gỡ và quen biết với rất nhiều con người thuộc thế hệ khác nhau đã để lại trong tooi nhiều ấn tượng sâu sắc. Sa Pa, nghe cái tên con người ta chỉ muốn nghỉ ngơi những ở đó có những con người ngày đên lặng thầm hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để cống hiến cho đất nước.

Vào buổi sáng hôm ấy, gió thu của Hà Nội se se lạnh, đất trời chuyển mình, tôi lưu luyến nhìn lại mảnh đất thân yêu lần cuối và bước lên xe khách.
Ở trên xe, tôi quên rất nhiều người và người cùng chung hành trình lên Sa Pa với tôi mà tooi quen được đó là ông họa sĩ, một người họa sĩ nhiệt huyết đã qua tuổi trung niên, mái tóc đã lâm râm những sợi bạc của một con người từng trải. Và tôi còn được quen với bác lái xe vui tính, nhiệt tình giúp cho không khí luôn vui vẻ. Đến khi đi qua thung lũng với đàn bò lang cổ có đeo chuông, bác lái xe hỏi ông họa sĩ:'Chúng ta vừa đi qua Sa Pa, bác không dừng lại sao'?
Bác lái xe vui vẻ:'tôi biết mà rồi lúc nào tôi sẽ ở hẳn lại đấy nhưng bây giờ sợ Sa Pa buồn'. Đang nói chuyện bỗng chúng tôi lặng đi bởi khug cảnh Sa Pa hiện lên đẹp một cách lạ kì. Những cây thông chỉ cao qua đầu rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái tình bao che của cây tử kinh nhô lên cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục lăn trên những vòm lá ướt sương, luồn cả dưới gầm xe. Đi được một lúc bác lái xe nói: 'Chúng ta dừng tại đây để nghi ngơi, mọi người chỉ có ba mươi phút thôi nhé'.
Riêng với tôi và ông họa sĩ, bác quay sang nháy mắt tinh nghịch 'tôi sẽ giới thiệu cho mọi người chàng trai cô độc nhất thế gian'. Tôi cảm thấy vui vẻ và bật cười bởi lối nói hài hước và vui tính của bác khi giới thiệu chàng trai đó và bắc nói với ông họa sĩ, một người đam mê nghệ thuật rằng:' Chắc chắn bác sẽ thích vẽ anh ấy cho mà xem' và khẽ liếc nhìn tôi khiến mặt tôi ửng đỏ có vẻ như cái liếc mang hàm ý sâu xa. Được nghe kể tôi mới biết cái anh chàng cô độc nhất thế gian ấy là anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
'kia rồi anh ta tới rồi' chúng tôi quay sang theo hướng chỉ của bác lái xe đó là một anh thanh niên với dáng người nhỏ nhắn, nước da rám nắng đang mỉm cười với chúng tôi. Sau màn chào hỏi anh đưa lại củ tam thất cho bác lái xe để biếu vợ bác ngâm rượu uống. Chao ôi! quả là một chàng trai tốt bụng.
Sau đó anh thanh niên tươi cười nói 'mời bác và co lên nhà cháu chơi ạ! từ tết đến nay đây là đoàn khách thư tư đến thăm cháu và cô đây là cô gái đầu tiên từ Hà Nội lên thăm cháu suốt bốn năm nay'. Anh thanh niên nói những điều mà người ta chỉ nghĩ hoặc không nhắc đến vậy mà anh lại nói ra khiến cho tôi có ấn tượng thật sâu sắc. Bất giác anh quay người đi và chạy lên nhà: 'Bác và cô cứ lên sau nhé cháu phải lên trước đây'. Chắc anh chàng chưa kịp gấp chăn màn hay quét tưới dọn dẹp nhà cửa chẳng hạn, thanh niên mà - tôi nghĩ thầm.
Lên đến nơi chúng tôi mới sững người vì quá bất ngờ ông họa sĩ bên cạnh đứng lại một lúc lâu. Vì đi mất bảy ngày qua ngót bốn trăm câu số trên đỉnh núi cao với chiếc cầu vồng kia lại xuất hiện đủ màu àng, đỏ, hông phấn, tổ ong, ... của các loài hoa đơn, thược dược, hồng, ... tỏa ngát hương thơm. Quả là một cảnh tượng tuyệt đẹp. Tôi chỉ kịp 'ồ' lên một tiếng quên mất cả e lệ chạy đến bên người con trai đang hái hoa, thật tự nhiên như một người bạn đã quen anh trao bó hoa cho tôi và cũng thật tự nhiên tôi đỡ lấy bó hoa.
Thấy tôi nhìn anh, anh quay mặt phủi những giọt mồ hôi trên trán rồi hạ giọng hỏi.
Cũng đoàn viên, phỏng?
Vâng, tôi nói sẽ.
'mời mọi người vào trong nhà uống nước. Năm phút đầu cháu làm quen với mọi người, hai mươi phút sau nghe cô và bác kể chuyện dưới xuôi còn năm phút nói chuyện.
Tôi và ông họa sĩ bước vào nhà đó là một ngôi nhà nhỏ với giá sách để ngay ngắn, cái giường phía trong góc tất cả đều thật gọn gàng. Anh ấy thật biết cách để làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
'Mọi người uống trà đi, trà đã ngấm rồi đấy, sau rồi anh háo hức kể về công việc hằng ngày của mình.

Công việc cua cháu là đo mưa đo nắng, tính mây đo chấn động của đất. Mỗi ngày đi ốp theo giờ để báo về cơ quan ở dưới là 4 giờ, 11 giờ, 1 giờ sáng, 3 giờ sáng. Nhiều đêm rét lắm những vì công việc cháu phải làm, lúc đem cái đèn bão ra ngoài gió rét ùa vào như muốn cuốn lấy cháu'. Thật là một thanh niên yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao.

Anh còn hăng hái 'nhờ cháu phát hiện ra đám mây khi mà quân đội ta đã bắn rơi máy bay mĩ trên cầu Hàm Rồng, từ đó cháu sống thật hạnh phúc!'. Lí tưởng sống của người thanh niên ấy thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy khiến tôi và ông họa sĩ im lặng hồi lâu vì xúc động. Ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh nhưng anh khiêm tốn từ chối giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh như ông kĩ sư dưới vườn rau Sapa, đồng chí cán bộ nghiêm cứu sét dưới những dinh biệt thự cũ kĩ của Sapa. Sapa nghe cái tên người ta muốn nghỉ ngơi nhưng ở đó có những con người lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Ôi trời! chỉ còn có năm phút - anh bất ngờ kêu lên khiến tôi và ông họa sĩ giật mình. Bây giờ chúng tôi mới biết trân trọng những giây phút quý báu bên con người mới quen nhưng thật gần gũi biết mấy.
Bó hoa to tôi ôm trước ngực không chỉ là bó hoa đầu tiên theo tôi trong chuyến mà xuất khiện mà là bó hoa a mang đến theo tôi suốt cuộc đời. Sắp đến giờ chia tay anh chạy vào nhà xách một làn trứng đưa cho bác họa sĩ: 'cháu tặng mọi người trên đường ăn cho đỡ đói rồi tôi tiến tới bắt tay anh, lặng lẽ nhìn thật lâu.
Tôi ra về với một nỗi xúc động khó tả và có một chút gì đó nuối tiếc. Vậy là ta đã xa con người con trai ấy rồi.
Chuyến đi Sapa này để lại trong tôi một ấn tượng khó quên và đặc biết là anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ chúng tôi - luôn luôn tích cực tham gia và ủng hộ phong trào ba sẵn sàng của thanh niên yêu nước. Tôi khám phá thêm những điều kì lạ mới mở ở Sapa những con người cao cả đang cống hiến hết sức mình cho đất nước.
Họ sống bên cái lặng lẽ của Sapa nhưng không hề lặng lẽ mà dồi dào nhiệt huyết của tuổi trẻ moi vùng đất thân yêu mộng mơ ấy

Nguyễn Lê Quang
Xem chi tiết
Nguyen tien hoang
29 tháng 12 2016 lúc 16:20

oe

Fudo
Xem chi tiết
gunny
11 tháng 12 2019 lúc 20:10

thánh gióng gặp sơn tinh và nói bất ngờ chưa,sơn tinh bảo quá bất ngờ ^_^

Khách vãng lai đã xóa
Fudo
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết