Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:32

- Những nhân vật trọng tâm của trường thi - sĩ tử và quan trường - được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội.

- Nghệ thuật đảo ngữ đã vẽ nên hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận là “đối”. Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm.

- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay.

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Bình luận (0)
Yuki Chi
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 5 2019 lúc 9:11
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian. Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui. Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình. Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung. Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi kẻ vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Khiến cho ta giật mình

Ánh trăng vẫn tròn đầy, im lặng trên cao. Trăng còn như oán trách con người, quên đi những gian khó khi có được cuộc sống đầy đủ với nhà lầu, cửa gương, với những tiện nghi vật chất.

Bình luận (0)
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
13 tháng 12 2017 lúc 19:46
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian. Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui. Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình. Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung. Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi kẻ vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Khiến cho ta giật mình

Ánh trăng vẫn tròn đầy, im lặng trên cao. Trăng còn như oán trách con người, quên đi những gian khó khi có được cuộc sống đầy đủ với nhà lầu, cửa gương, với những tiện nghi vật chất.

Bình luận (0)
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
13 tháng 12 2017 lúc 19:46

Trong bài thơ ” ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa, trước hết vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi rồi thời chiến tranh ở rừng với con người, không chỉ vậy, vầng trăng còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Ở khổ cuối, ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt. Với ý nghĩa như vậy nên ta hiểu được chủ đề của bài thơ, ánh trăng chính là tiếng lòng, là những suy nghĩ thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ sống và những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hồn hậu, bài thơ cũng có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống ” uống nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ đặc biệt là quá khứ gian lao, tốt đẹp.

Bình luận (0)
Nhi Nhí Nhảnh
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 10 2016 lúc 21:08

      câu3   

      Mọi cái đều không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.

Bình luận (1)
Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 4:41

2)Chi tiết:

Bác đến chơi đây ta với ta

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

->“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
3)Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

4) Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh  tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

 

 

Bình luận (0)
Mun Mia
Xem chi tiết
lê thiện thanh ngân
Xem chi tiết
Trương ly na
8 tháng 3 2017 lúc 9:46

Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.
- Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới

Bình luận (0)
Trương ly na
8 tháng 3 2017 lúc 9:47

đó là ý nghĩa bạn nhé

Bình luận (0)
nguyễn thị thu
Xem chi tiết
Nhi Nhí Nhảnh
Xem chi tiết
Phương Thảo
7 tháng 11 2016 lúc 10:38

Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:

“Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai. Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm. Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay. Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm. Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy.

Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách.

Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này.

Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả âm thanh của tiếng suối. Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von. Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay.

 

Bình luận (3)
Thành Nguyễn
22 tháng 11 2016 lúc 20:17

2

Bác 1: Bác ruột

Bác 2: Bác bỏ

Bác 3: ko biết

Bình luận (1)
Nguyễn Hoàng Minh Anh
22 tháng 11 2016 lúc 21:21

câu 2

bác 1:Bác tôi là bác sĩ

bác 2:Tôi bác bỏ ý kiến của bạn

Bác 3:Mẹ tôi làm món bác trứng rất ngon

Bình luận (0)
Thúy Hà
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
9 tháng 5 2016 lúc 16:43

“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”



“Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ .Gió đông là gió xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờ gió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi non Yên nghìn trùng.Non yên,một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc , nơi chiến trận đầy gian khổ .Hỏi gió,nhờ gió nhưng”có tiện”hay không?Đã thể hiện 1 thái độ nhún nhường , năn nỉ ngọn gió , mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói với người chồng ngoài biên cương .Sự cô đơn trong lòng nàngngày càng sâu thẵm.Làm sao tới được non Yên,nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng,ngủ cồn rêu xanh”?. Cùng với những từ ngữ trang trọng “gửi nghìn vàng , xin” đã giúp người đọc thấy được không gian , nỗi nhớ được mở ra thật mênh mông , vô tận , khắc sâu nỗi co đơn , hiu quạnh . Thế nhưng hiện thực thật phũ phàng , đau xót :

“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời"

 

Việc sử dụng từ láy ‘thăm thẳm’ đã nói lên được nỗi nhớ da diết của người chinh phụ .Một nỗi nhớ thương đè nặng trong lòng,triền miên theo thời gian đêm ngày năm tháng “đằng đẵng” không thể nguôi ngoai ,vừa được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian “đường lên bằng trời”. Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thương ấy,tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớ mênh mông.Nỗi buồn triền miên,dằng dặc vô tận .
Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng , cuối cùng đọng lại trong nàng là nỗi đau , sự tủi thân:


“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu ,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"


Ý của câu như muốn nói lên sự xa cách nghìn trùng , với biển trời rộng lớn , xa “thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ “đau đáu” trong lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua cặp từ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn,lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể,tinh tế,sống động.Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.Ở hai câu cuối,nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh :


“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”



Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên . Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày nọ . Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo . Nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồn nhớ. Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn,càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗibuồn chất chứa , sự mòn héo của cảnh vật . 8 câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết , nhớ tới thầm đau của người chinh phụ .Nỗi đau được chuyểntừ lòng người sang cảnh vật . Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ , từ ngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ . Qua đó người đọc cũng cảm nhận được 1 cách sâu sắc niềm thương cảm , thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận .

 

Bình luận (0)
Lương Ngọc Anh
Xem chi tiết
lạc lạc
3 tháng 1 2022 lúc 7:10

C

Bình luận (0)
huy huy huy
3 tháng 1 2022 lúc 7:11

C

Bình luận (0)
Chanh Leo
3 tháng 1 2022 lúc 7:12

C

Bình luận (0)