Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh.
Vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “đức ông là vừa phải” ?
A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó.
B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ.
C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót.
D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối.
Vì sao ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ ?
A. Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.
B. Vì họ giúp ông ta mặc bộ lễ phục theo đúng thể thức quí phái.
C. Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.
D. Vì họ đã hầu hạ ông ta rất chu đáo.
phản ứng của Giuốc-đanh khi đc gọi là ông lớn, cụ lớn, đức ông như thế nào? Mối quan hệ giữa các cách gọi đó.
Thái độ của ông Giuốc-đanh trước việc “đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào ?
A. Khong hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để học làm sang.
B. Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.
C. Không muốn mất tiền vì những việc đó.
D. Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho những chú thợ phụ.
từ nhân vật ông giuốc-đanh trong lớp kịch " ông giuốc-đanh mặc lễ phục" em hãy trình bày ý kiến của em về cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Em cảm ơn ạ.
Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Cả A, B, C
Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ?
A. Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quí phái.
B. May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc-đanh đặt để may bộ lễ phục.
C. Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc theo cách thức của những người quí phái để moi tiền của ông ta.
D. Gồm cả A, B và C.
Quy việc khắc họa những tính cách của các nhân vật trong " Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục", Mô-li-e muốn bày tỏ quan điểm, thái độ gì?
Qua việc khắc họa những tính cách đó, Mô - li - e không chỉ đem đến cho người đọc những tiếng cười hài hước mà còn thể hiện thái độ phê phán, chế giễu sâu cay.
- Ông phê phán, những thói rởm cả trong tầng lớp quý tộc, cả trong bọn giả danh của giai cấp tư sản, bọn trưởng giả muốn học làm sang, và đứng về phía nhân dân tỉnh táo (tức khán giả) để chửi thẳng vào bọn dối nát, ngu xuẩn đó.
- Ông đã dựng lên hai loại người với những nét tâm lý khác nhau, nhưng lại biết kiếm chác những cái cần thiết. Ông Giuốc-đanh thừa tiền, vô học, muốn kiếm cái danh vì ông rất háo danh. Bọn phó may vô tài, biển lận, muốn kiếm thật nhiều tiền vì chúng rất hám tiền. Hai bên đều đạt mục đích cả. Một bên được cái danh hão, còn một bên được tiền thật. Cái đáng mỉa mai hài hước cũng toát lên từ đó.
Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may:
+ Chuyện về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.
+ Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: " người quý phái đều mặc như thế này".
+ Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may.
+ Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang.
+ Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay.
+ Bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo bằng vải ăn bớt của ông Giuốc đanh đến nhà ông.
→ Tham vọng muốn bước chân vào giới thượng lưu, công thêm sự ngu dốt thiếu hiểu biết của ông Giuốc đanh đã đẩy ông tới chỗ bị lừa bịp và trở thành trò cười.