viết 20 phương trình hóa học của oxit axit tác dụng với bazơ
Câu 4: Viết được các phương trình hóa học hỗn hợp kim loại, oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit. [4]; Tính % về khối lượng của hỗn hợp kim loại, oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. [4] Hướng dẫn Bước 1: Tóm tắt dữ kiện của bài toán Bước 2: Đổi số liệu về số mol và viết PTPƯ Bước 3. Gọi x, y là số mol lần lượt của chất phản ứng thứ nhất và thứ hai (x, y >0). Từ hai ẩn số x, y kết hợp với dữ kiện bài toán lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Giải hệ phương trình tìm được ẩn x, y. Bước 4. Tính toán theo yêu cầu của bài toán 4.1. Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Zn vào 500 ml dung dịch axit sunfuric, thu được 8,96 lít khí ở đktc. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X. c) Tính nồng độ mol dung dịch axit sunfuric vừa đủ hòa tan hết lượng hỗn hợp kim loại trên. 4.2. Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và giải phóng 4,48 lít khí (đktc). a. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng. 4.3. Cho 9,6 (g) hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với 150 (g) dung dịch axit Clohidric HCl sau phản ứng thu được 3,36 (l) khí Hidro (đktc). 1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 3) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit Clohidric đã dùng.
Lấy 5 ví dụ về tính chất hóa học của bazơ;
+) Tác dụng với axit
+) Tác dụng với oxit axit .
Làm phương trình phản ứng nhé mọi người.
À quên ,đây là hóa học nha.
I. Phân loại bazơ
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính baz ơ thành 2 loại:
- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):
NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
- Những bazơ không tan:
Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…
II. Tính chất hóa học của bazơ
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Thí dụ: Cu(OH)2 t0→→t0 CuO + H2O
2Fe(OH)3 t0→→t0 Fe2O3 + 3H2O
cho 20 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lit dung dịch natri hidroxit NaOH A. viết phương trình hóa học xảy ra B. Tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được
a) Khi cho Na2O xảy ra phản ứng, tạo thành phản ứng dung dịch có chất tan là NaOH.
Na2O + H2O → 2NaOH
Phản ứng: 0,3 → 0,6 (mol)
CM, NaOH = 0,6/0,5= 1,2M.
a)2Na2O+2h2O->4NaOH
b)nNaOH=V/22.4=0,5.22.4=11,2mol
\(CuO + H_2 \xrightarrow{t^o} Cu + H_2O\\ Fe_2O_3 + H_2 \xrightarrow{t^o} 2Fe + 3H_2O\\ FeO + H_2 \xrightarrow{t^o} Fe + H_2O\\ PbO + H_2 \xrightarrow{t^o} Pb + H_2O\\ Fe_3O_4 + 4H_2 \xrightarrow{t^o} 3Fe + 4H_2O\)
\(CuO+H_2\underrightarrow{t^0}Cu+H_2O\)
\(ZnO+H_2\underrightarrow{t^0}Zn+H_2O\)
\(FeO+H_2\underrightarrow{t^0}Fe+H_2O\)
\(Fe_2O_3+3H_2\underrightarrow{t^0}2Fe+3H_2O\)
\(Fe_3O_4+4H_2\underrightarrow{t^0}3Fe+4H_2O\)
Có những muối sau : CaCO 3 , CuSO 4 , MgCl 2 Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phương pháp sau : Oxit bazơ tác dụng với oxit axit. Viết các phương trình hoá học.
Oxit bazơ tác dụng với oxit axit: CaCO 3
CaO + CO 2 → CaCO 3
Viết ít nhất một phương trình oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit
2Fe3O4 + 10H2SO4(đặc nóng) ---> 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
\(CaO+2HNO_3\rightarrow Ca\left(NO3\right)_2+H_2O\)
Viết phương trình hóa học
Nước tác dụng với: oxit axit , P2O5 , Co2 , C2O , CAO , oxit bazo , N2O5
Chất tác dụng với oxit axit : axit bazo , K2O , CAO
Oxit bazo tác dụng : oxit axit , dd axit
Phản ứng với nước:
P2O5 + 3H2O \(\rightarrow\) 2H3PO4
CO2 + H2O \(\rightarrow\) H2CO3
CaO + H2O \(\rightarrow\) Ca(OH)2
N2O5 + H2O \(\rightarrow\) 2HNO3
C2O không pư với nước
Nước tác dụng với oxit axit có bạn làm rồi nên mình không làm lại nữa nha
Chất tác dụng với oxit axit : axit bazo
K2O + H2O → 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Oxit bazo tác dụng : oxit axit
2Ca(OH)2 + 3CO2 → 2CaCO3 + 2H2O
Oxit bazo tác dụng : dd axit
CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
a) PT chung : Nước + Oxit axit( trừ các oxit trung tính như CO,NO..) ---> dd axit
(1) 3H2O+P2O5→2H3PO4
(2) CO2 +H2O ---> H2CO3 (lưu ý đây là pư thuận nghịch)(3) H2O + C2O = 2HCO(xem xét lại nha)(4)CaO+ H2O---> Ca(OH)2PT chung : Nước + Oxit bazo ---> dd bazo(5) H2O+N2O5 ----> 2HNO3
(6) Oxit bazo + Oxit axit ---> muối và nước
đề sai nhiều.cẩn thận nha
1:Viết tính chất hóa học của oxit axit,oxit bazơ viết phương trình minh họa cho 4 tính chất đó
Tính chất oxit bazo :
- Tác dụng với nước tạo dung dịch bazo
$Na_2O + H_2O \to 2NaOH$
- Tác dụng với axit tạo muối và nước
$BaO + 2HCl \to BaCl_2 + H_2O$
- Tác dụng với oxit axit
$CaO + CO_2 \xrightarrow{t^o} CaCO_3$
Tính chất oxit axit :
- Tác dụng với nước tạo dung dịch axit
$SO_3 + H_2O \to H_2SO_4$-
- Tác dụng với bazo tạo muối
$2NaOH + SO_2 \to Na_2SO_3 + H_2O$
- Tác dụng với oxit bazo
$BaO + SO_2 \xrightarrow{t^o} BaSO_3$
Tham khảo nhé :
Tính chất hoá học của Oxit (Oxit bazo, Oxit axit)
1. Tính chất hoá học của Oxit bazơ
a) Oxit bazo tác dụng với nước
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2
• Oxit bazơ + H2O → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
b) Oxit bazo tác dụng với axit
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
• Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit
- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
• Oxit bazơ + Oxit axit → muối
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3↓
BaO + CO2 → BaCO3↓
* Lưu ý: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit
2. Tính chất hoá học của Oxit axit
- Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.
Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)
a) Oxit axit tác dụng với nước
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, N2O5, CO2, CrO3,.. tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7,...
• Oxit axit + H2O → Axit
Ví dụ:
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
CO2 + H2O → H2CO3
CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
* Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
b) Oxit axit tác dụng với bazơ
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O
SO3 + NaOH → NaHSO4 (muối axit)
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (muối trung hòa)
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ
- Oxit axit tác dụng với một số Oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tạo thành muối.
Ví dụ:
Na2O + SO2 → Na2SO3
CO2 (k) + CaO → CaCO3
15 phương trình H2SO4 tác dụng với oxit bazơ và phương trình nào có xảy ra phản ứng hóa học phương trình nào không
Phương trình nào cũng xảy ra phản ứng hóa học do có sự biến đổi về mặt hóa học( chuyển từ chất này thành chất khác).
\(BaO + H_2SO_4 \to BaSO_4 + H_2O\\ FeO + H_2SO_4 \to FeSO_4 + H_2O\\ Na_2O + H_2SO_4 \to Na_2SO_4 + H_2O\\ K_2O + H_2SO_4 \to K_2SO_4 + H_2O\\ MgO + H_2SO_4 \to MgSO_4 + H_2O\\ ZnO + H_2SO_4 \to ZnSO_4 + H_2O\\ CuO + H_2SO_4 \to CuSO_4 + H_2O\\ Al_2O_3 + 3H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 3H_2O\\ Fe_2O_3 + 3H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + 3H_2O\\ CaO + H_2SO_4 \to CaSO_4 + H_2O\\ PbO + H_2SO_4 \to PbSO_4 + H_2O\\ Fe_3O_4 + 4H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + FeSO_4 + 4H_2O\\ Li_2O + H_2SO_4 \to Li_2SO_4 + H_2O\\ Cr_2O_3 + 3H_2SO_4 \to Cr_2(SO_4)_3 + 3H_2O\)