Khử hoàn toàn 32 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 9g H2O. Hỗn hợp kim loại thu được là?
Khử hoàn toàn 32 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 9g H2O. Hỗn hợp kim loại thu được là?
Cho 4,48 khí CO ở đktc từ từ đi qua ống sứ nung nóng đưng 8g một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hidro là 20. Tình CTHH của oxit sắt và tính % về thể tích khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng
Cho hỏi chỗ sơ đồ đường chéo 4 và 12 là như nào đấy ạ .___.
Còn cả chỗ suy ra 42x-28y=0
cho mình hỏi một tẹo nha :trộn khí H2 và khiO2 có tỉ lệ về thể tích là 1:2 hỏi sau phản ứng chất nào hết chất nào đủ thể tích chất du là bao nhiêu mililit
Hidro tác dụng được với những oxit nào????
Khi đun nóng, hoạt tính của H2 tăng lên vì vậy H2 có thể khử được nhiều oxit kim loại như:
Ag2O(r); CuO(r); FeO(r); Fe3O4(r)..Nhiệt độ xảy ra phản ứng phụ thuộc vào bản chất của oxit kim loại(hay đúng hơn là phụ thuộc vào nhiệt sinh của nó)
Ví dụ nhiệt sinh của Ag2O là -30,57KJ/mol nên p/u xảy ra ở to thường, với CuO là -155,23KJ/mol nên p/u xảy ra ở 200oC....cac oxít có nhiệt sinh rất âm như Al2O3 là - 1669 KJ/mol ko bị H2 khử
H2 có tính khử kim loại, nên có thể phản ứng vs các oxit kim loại từ Mg trở đi
vd như CuO; FeO; MgO ...
CuO+H2-----> Cu+ H2O
FeO+H2-----> Fe + H2O
+ Vì H2 có tính khử nên tác dụng hầu hết với oxit
+ Tác dụng với O2 tạo thành nước
+v,,,,v
Dẫn luồng khí CO dư qua ống nghiệm đựng a (g) sắt (III) oxit nung nóng thu được b (g) sắt. cho toàn bộ lượng sắt sinh ra vào 200 (g) dd H2SO4 9.8% thì thấy thoát ra 3.36 (lít) khí H2 (đktc) và còn lại dung dịch A
a) tính a
b) Tính nống đồ phần trăm của các chất có trong dd A
c) toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào 100 (ml) dd NaOH 2M. Tính khối lượng muối thu được
Dẫn luồng khsi H2 dư đi qua ống nghiệm chứa 17.4 (g) hỗn hợp gồm nhôm oxit và sắt (II) oxit nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy trong ống nghiệm còn lại chất rắn X. Để hòa tan X cần V (ml) dd HCL 0.2M vá thấy thoát ra 2.24 (l) khí H2 (đktc)
Tìm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và V
Khử hoàn toàn 11.6 (g) một oxit kim loại R bằng khí CO dư ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng thu được kim loại R và 11.2 lít hỗn hợp khí A nặng 17.2 (g). Hòa tan hết lượng kim loại thu được ở trên bằng dung dịch H2SO4 10% vừa đủ, thu được 3.36 lít khí H2 thoát ra và dung dịch B. Biết các thể tích khí đều ở đktc
a) Xác định công thức oxit
b) Tính C% của dd B
c) Thể tích CO đã dùng ở đktc
n hh khí = 0.5 mol
nCO: x mol
nCO2: y mol
=> x + y = 0.5
28x + 44y = 17.2 g
=> x = 0.3 mol
y = 0.2 mol
Khối lượng oxi tham gia pứ oxh khử oxit KL: 0.2 * 16 = 3.2g => m KL = 11.6 - 3.2 = 8.4g
TH: KL hóa trị I => nKL = 2*nH2 = 0.3 mol => KL: 28!!
KL hóa trị III => nKL = 2/3 *nH2 = 0.1 mol => KL: 84!!
KL hóa trị II => nKL = nH2 = 0.15 mol => KL: 56 => Fe.
nFe / Oxit = 0.15 mol
nO/Oxit = 0.2 mol
=> nFe/nO = 3/4 => Fe3O4
Fe3O4 + 4CO = 3Fe + 4CO2
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2
0.15.....0.15.......0.15.....0.15
=> mH2SO4 pứ = 14.7 g => mdd = 147 g
m dd sau khi cho KL vào = m KL + m dd - mH2 thoát ra = 0.15 * 56 + 147 - 0.15*2 = 155.1g
=> C% FeSO4 = 14.7%
Thổi dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1 gam hỗn hợp A gồm Al2O3, CuO và một oxit của kim loại R đốt cháy. Tới khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng là 4.82 gam
Toàn bộ chất rắn này phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thấy thoát ra 1.008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 1.28 gam chất rắn không tan
a) Viết PTHH
b) XĐ kim loại R và công thức oxit của R trong hỗn hợp A
(a) Vì khi cho chất rắn thu được sau phản ứng với CO tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí H2 nên R phải là kim loại đứng sau Al và đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học. Đặt công thức oxit của R là RxOy.
CuO + CO → Cu + CO2
a a
RxOy + yCO → xR + y CO2
c xc
Al2O3 + 6HCl → RCln + n/2 H2
xc nxc xc nxc/2
Đạt các mol CuO, Al2O3, RxOy trong 6,1 g hỗn hợp A là a,b,c. Có
80a + 102b+ (xMr + 16y)c = 6,1
1,28 + 102b + Mrxc = 4,82
64a = 1,28
6b + nxc = 0,15
nxc/2 = 0,045
=> a = 0,02
=> nxc = 0,09
b = -0,01
Mr = 28n
=> n = 2 , Mr = 56, R là Fe
xc = 0,45 => yc = 0,06
x/y = 0,045/0,06 = 3/4
=> x = 3, y = 4 CT oxit = Fe2O3
Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m (g) hôn hợp X gồm 2 oxit của 2 kim loại thu dược chất rắn A và khí B
Cho toàn bộ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 1.5 (g) kết tủa
Cho toàn bộ chất rắn A vào dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thì thu được dung dịch muối có nồng độ 11.243% không khí có khí thoát ra còn lại 0.96 g chất rắn không tan.
Xác định CT oxit, biết rằng các pứ đều xảy ra hoàn toàn
Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a. Sắt (III) oxit b. Thủy ngân (II) oxit c. Chì (II) oxit.
Phương trình phản ứng:
Fe3O4 + 4H2 → 4H2O + Fe
HgO + H2 → H2O + Hg
PbO + H2 → H2O + Pb
a/ Fe2O3 + 3H2 =(nhiệt)==> 2Fe + 3H2O
b/ HgO + H2 =(nhiệt)==> Hg + H2O
c/ PbO + H2 =(nhiệt)==> Pb + H2O
Khử 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng hiđro. Hãy:
a. Tính số gam thủy ngân thu được;
b. Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
a. Số mol thủy ngân (II) oxit là: n = \(\frac{m}{M}\) = \(\frac{21,7}{217}\) = 0,1 (mol)
phương trình phản ứng:
HgO + H2 → H2O + Hg
1 mol 1 mol 1mol 1 mol
0,1 0,1 0,1 0,1
Khối lượng thủy ngân thu được: m = 0,1.201 = 20,1 (g)
b. Số mol khí hi đro: n = 0,1 mol
Thể tích khí hiđro cần dùng ở đktc là:
V = 22,4.0,1 = 2,24 (lít)
a/ PTHH: HgO + H2 ===> Hg + H2O
nHgO = 21,7 / 217 = 0,1 mol
=> nHg = nHgO = 0,1 mol
=> mHg = 0,1 x 201 = 20,1 gam
b/ Theo phương trình, ta có:
nH2 = nHgO = 0,1 mol
=> VO2(đktc) = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít