Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Gia Khánh
Xem chi tiết
Luyện Thị Hà Anh
28 tháng 12 2021 lúc 16:15

LÀ VÕ NGUYỄN GIÁM

Khách vãng lai đã xóa
PhanKhanh
Xem chi tiết
hoàng thu trang
15 tháng 4 2021 lúc 20:37

bạn tra mạng là ra ngay

hoàng thu trang
15 tháng 4 2021 lúc 20:39
Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]Huy hiệu Đội: hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ.[1]Cờ Đội: nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng 2/5 chiều dài cán cờ.[1]Khăn quàng đỏ: hình tam giác cân, có đường cao bằng 1/4 cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ, về nhân dân Việt Nam và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]
hoàng thu trang
15 tháng 4 2021 lúc 20:46

hình tròn, búp măng non

trên nền cờ đỏ sao vàng

là biểu trưng huy hiệu đội

 

nền đỏ sao vàng 

là cờ Tổ Quốc 

măng non, tuổi thếu niên

là thế hệ tương lai

 

khẩu hiệu hành động

Sẵn sàng! sẵn sàng

học tập, rèn luyện

để sẵn sàng kế tục sự nghiệp

mik chỉ viết đc thế này thôi, mik tự chế đấy, k hay lắm gianroi

 

 

Lý Huyền Trang
Xem chi tiết
Lysaki Sukirumi
Xem chi tiết

(2\(x\) - 1)3 = 125

 (2\(x\) - 1)3 =    53

   2\(x\) - 1   = 5

   2\(x\)        = 6

     \(x\)         = 3

(2\(x\) - 1)5 = \(x^5\)

 2\(x\) - 1    = \(x\)

  2\(x\)  - \(x\)  = 1

    \(x\)         = 1

2\(x^5\) +  2 = 4

2\(x^5\)         = 4 - 2

 2\(x^5\)        = 2

   \(x^5\)        = 1

   \(x\)         = 1

 

 

Lysaki Sukirumi
23 tháng 8 2023 lúc 12:42

tìm STN x

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
25 tháng 11 2023 lúc 21:54

1) Chọn thư mục cần đổi tên, ở đây là thư mục Mai Anh.

2) Nháy chuột vào lệnh Rename.

3) Gõ tên thư mục mới, ở đây là Gia dinh, gõ Enter.

HoangPhamUwU
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 3 2022 lúc 0:56

1.- Cao trào đấu tranh những năm 1930 - 1931 - với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh - là trận thử lửa đầu tiên đối với lớp đoàn viên, thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Trong cuộc đối đầu đó, biết bao đồng chí đã tỏ rõ khí phách anh hùng và quyết tâm một lòng theo Đảng làm cách mạng, đã mở đầu cho truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn, như : Cao Xuân Quế, Lê Cảnh Nhượng và nhiều đoàn viên ưu tú khác. Cũng trong trận thử lửa này, lịch sử đã để lại tấm gương oanh liệt của người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói bất hủ "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác" – câu nói đã trở thành phương châm hành động của tuổi trẻ Việt Nam.

 

2.- Trong phong trào đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, Đoàn thanh niên Dân chủ tiếp nối Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương trong sự nghiệp tổ chức, giáo dục động viên tuổi trẻ đi đầu thực hiện nhiệm vụ của Đảng giao cho. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp thanh niên đã trở thành làn sóng mạnh mẽ, đòi nhà toàn quyền Pháp ở Đông Dương phải ban hành một số quyền lợi của công nhân và lao động làm thuê, như: giảm giờ làm, tăng tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt bằng tiền, có chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ, ra sắc lệnh "ân xá" tù chính trị ở Đông Dương.

 

3.- Trong cao trào giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên tuổi trẻ cả nước góp phần xứng đáng vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa, xứng đáng là quân đội xung kích cách mạng, là lực lượng tiên phong, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng, nam, nữ thanh niên Việt Nam đứng lên cùng toàn dân đấu tranh kiên cường vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thanh niên Việt Nam đã cùng toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập"[1][1]. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

 

4.- Trong cuộc đấu tranh bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên hoạt động một cách công khai dưới chế độ mới và trưởng thành nhanh chóng về tư tưởng, tổ chức. Đoàn tập hợp hàng triệu đoàn viên, thanh niên làm nhiệm vụ xung kích bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc. Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý chí "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", thanh niên cả nước đã một lòng cùng toàn dân nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập tự do, như Lê Gia Định - người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng và được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô". Tinh thần của anh cũng là khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ:

 

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

 

Đoàn đã động viên thanh niên trên các mặt trận nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu ngoan cường, đồng thời phát động trong tuổi trẻ cả nước phong trào toàn quân giết giặc, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn với một Điện Biên thiên anh hùng ca bất diệt. Qua 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đoàn thanh niên và tuổi trẻ cả nước đã hiến dâng cho Tổ quốc hàng chục vạn đoàn viên, thanh niên ưu tú, gần 3 triệu người tham gia bộ đội chủ lực, 5 triệu lượt người tham gia dân quân du kích, công nhân hỏa tuyến … và biết bao tấm gương chiến đấu ngoan cường, góp phần làm rạng rỡ gương mặt Tổ quốc ta và làm cho thực dân Pháp phải chuốc lấy thất bại thảm hại.

 

"Lần đầu tiên trong lịch sử; một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân mạnh. Đó là thắng lợi của dân tộc Việt Nam, đồng thời là thắng lợi của các thế lực hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới" [1][1] đưa cách mạng nước ta bước vào thời kỳ đấu tranh mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, thời kỳ chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Với tinh thần lao động quên mình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đoàn đã động viên các tầng lớp thanh niên tham gia vào công cuộc cải cách ruộng đất, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Phong trào "Lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước" 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã có 2 triệu đoàn viên, thanh niên đăng ký tình nguyện, 6 vạn đoàn viên thanh niên thực hiện vượt mức kế hoạch, 22 ngàn thanh niên là chiến sĩ thi đua, 37 đoàn viên thanh niên được tặng danh hiệu anh hùng lao dộng, nhiều điển hình "Người tốt, việc tốt" trên các lĩnh vực, làm hậu thuẫn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

 

5.- Trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, với ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", với tinh thần "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên các tầng lớp thanh niên tham gia vào 2 phong trào "3 sẵn sàng" và "5 xung phong". Có 7 triệu đoàn viên thanh niên đã đăng ký tình nguyện; 21.000 đoàn viên thanh niên tham gia chống Mỹ, cứu nước; 1,5 triệu đoàn viên thanh niên nhận nhiệm vụ khó mà Đảng yêu cầu. Phong trào "3 sẵn sàng" và "5 xung phong" đã đáp ứng được nhiệt huyết của thanh niên, khao khát được cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước, Đoàn đã động viên thanh niên cả nước góp phần đánh bại "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh" và đặc biệt, với chiến dịch thần tốc mùa xuân 1975, cuộc đối đầu lịch sử của dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ đã làm cho đế quốc Mỹ, thất bại thảm hại trước sức mạnh và ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Đoàn Thanh niên xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, đội tiên phong chiến đấu và chiến thắng. Đại thắng mùa xuân 1975 lại tô thắm thêm truyền thống của Đoàn.

 

6.- Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tuổi trẻ Việt Nam tiếp tục gánh vác sứ mệnh to lớn là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, theo đường lối đổi mới của Đảng, Đoàn phát động thanh niên phong trào "tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", có 1,5 triệu đoàn viên đăng ký tình nguyện xây dựng : 23.639 công trình thanh niên, 10 vạn đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 1.720km; xây dựng 56 công trường, 35 khu kinh tế mới, 30 công trình thủy lợi, 289.639 sáng kiến.

 

Trong phong trào "3 xung kích làm chủ tập thể" có 2 triệu đoàn viên thanh niên tham gia đăng ký, 62.715 công trình thanh niên, 6.000 tập thể đạt danh hiệu tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, 1.195 đoàn viên thanh niên được tặng Huy chương tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc.

 

7.- Trong công cuộc đổi mới của Đảng, tuổi trẻ Việt Nam đã "hành quân theo bước chân những người anh hùng", "hành quân theo chân Bác", tiếp bước cha anh đi đầu trong công cuộc đổi mới, 2 phong trào "thanh niên lập nghiệp", "tuổi trẻ giữ nước" đã động viên hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu, học tập, xây dựng cuộc sống mới.

 

Các phong trào "Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ" thực hiện "6 điều Bác Hồ dạy", "Đoàn kết 3 lực lượng", "Đền ơn đáp nghĩa", "Sản xuất, kinh doanh giỏi", "3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường", "Dạy tốt, học tốt". "Học vì ngày mai lập nghiệp" … là biểu hiện cụ thể những cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tuổi trẻ Việt Nam trong, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII (1997) lại một lần nữa khẵng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong thời kỳ mới "Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ".

Huy123
Xem chi tiết
Long Sơn
8 tháng 3 2022 lúc 13:19

đăng 5-7 câu một lần ạ

Nguyễn Thị Hải Vân
8 tháng 3 2022 lúc 13:19

dài qué bn ơi

Sun ...
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
19 tháng 11 2021 lúc 19:38

Tham khảo:

 

- Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao và các làn điệu dân gian.

 

- Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

- Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

- Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

- Từ năm 1923 - 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.

- Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. 
- Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.

- Sau đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người qua đời ngày 2/9/1969.

=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

 

- Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…

Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hằng
18 tháng 2 2016 lúc 13:03

I. Tác phẩm

Chí khí anh hùng là đoạn trích nói về Từ Hải - một “anh hùng cái thế”, nhân vật thể hiện giấc mơ công lý của Nguyễn Du. Đoạn trích khắc hoạ hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng, chí khí phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt.

Từ Hải là một anh hùng lí tưởng. Từ ngoại hình lời nói, đến hành động, tính cách và ngay cả cách tỏ tình của Từ Hải đều toát lên phẩm chất người anh hùng. Tâm thế Từ Hải luôn thuộc về "bốn phương", chàng là người của "trời bể mênh mang" và sẵn sàng vào tư thế "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong". Mọi việc đến nhanh, dồn dập và dứt khoát. Khẩu khí lời nói của Từ Hải khi từ biệt Kiều rõ là của bậc trượng phu chí lớn: đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí.

Đoạn trích so với Kim Vân Kiều truyện là hoàn toàn sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh gợi tả, gợi cảm lớn, giọng điệu đầy hào sảng,... tất cả bộc lộ khuynh hướng lý tưởng hoá trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải

II. Trả lời câu hỏi

1- Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa của các cụm từ " lòng bốn phương" và "mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

 - "Lòng bốn phương" là cụm từ có sức gợi tả và gợi cảm lớn. Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương dậy lên trong lòng trượng phu chí lớn. Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới. "Lòng bốn phương" chỉ chí nguyện lập công danh, sự nghiệp (trong trường hợp này "lòng bốn phương" đồng nghĩa với "chí tang bồng", "chí làm trai",...). Hai câu ba và bốn mở ra không gian "bốn phương" rộng lớn: "Trời bể mênh mang", "lên đường thẳng giong", không gian có sức biểu đạt "chí khí anh hùng". So với hiện thực xã hội thời phong kiến, Từ Hải là một con người “quá kích cỡ”, vì thế hình ảnh Từ Hải phải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.

"Mặt phi thường" là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người. Điều đó không chỉ đơn giải thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này "mặt phi thường" đồng nghĩa với "người phi thường", "đời phi thường", "sự nghiệp phi thường",...)

Hai cụm từ: "lòng bốn phương" và "mặt phi thường" là hai cụm từ vừa có ý nghĩa chỉ khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, đồng thời lại là con người vũ trụ chứ không phải người thường. Một trong các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

- Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

          + Đó là những từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: "trượng phu", "lòng bốn phương", "mặt phi thường”,...

          + Đó là những từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: "mười vạn tinh binh”, "bóng tinh rợp đường", "gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”,...

          + Đó là những từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: "thoắt đã động", "lên đường thẳng dong”, "quyết lời dứt áo ra đi”,... Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ. Ông đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng Từ Hải.

  2. Từ hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thuý Kiều như thế nào?

- Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ là không gì lay chuyển. Việc ra đi của Từ là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu cho nên phải miêu tả trước và miêu tả một cách ước lệ. Còn việc xin theo của Kiều, tuy rất quan trọng với cuộc đời Kiều, nhưng so với người anh hùng, thì đó chỉ là công việc “nữ nhi thường tình”. Cho nên, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều vì mục đích miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn này là muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

- Từ Hải nói gì với Kiều và lời của Từ bộc lộ lí tưởng, tính cách anh hùng như thế nào?

+ Giải thích các từ cổ: “Tâm phúc tương tri”, “nữ nhi thường tình”, “tinh binh”, “bóng tinh”, “nghi gia” 

+ Khái quát lời Từ Hải nói với Kiều: Giải thích lí do không thể đem nàng theo và hứa hẹn ngày trở về.

+ Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn: đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: "mười vạn tinh binh", "tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường", "bốn bể không nhà"...

Lời của Từ nói với Kiều không giống lời của người yêu với người yêu, không hẳn của người chồng với người vợ mà đó là lời của một trang anh hùng với người "tâm phúc tương tri". Qua lời Từ ta thấy hiện lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một trang anh hùng hảo hán.

3. Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của văn học trung đại không?

 Từ Hải là nhân vật lý tưởng. Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lý của Nguyễn Du. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá.

- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng: con người "thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây ("Gió mây bằng đã đếm kì dặm khơi”).

- Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc "trượng phu”: thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng giong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính thậm xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường. Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Các nhà văn, nhà thơ đã khái quát thành những khuôn mẫu miêu tả người anh hùng trên hai phương diện: ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất người khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không quá cách biệt với đời thường

Bill Lya
17 tháng 2 2016 lúc 21:54

 

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Xem mục Tìm hiểu về tác giả ở bài Đọc Tiểu Thanh kí và bài Nguyễn Du.

2. Xem mục Thể loại trong bài Truyện Kiều.

3. Với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu xuất xứ

Gợi ý:

Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã coi Kiều như một tri kỉ và cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Hai người đều thuộc hạng người bị xã hội đương thời coi thường (một gái giang hồ và một là giặc) đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo và nhạy cảm của Kiều. Kiều nhận ra Từ là đường anh hùng hiếm có trong thiên hạ, là người duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù yêu quý, trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự nghiệp anh hùng.

2. Chứng minh rằng đoạn trích Chí khí anh hùng thể hiện nổi bật khuynh hướng lí tưởng hoá khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải.

Gợi ý:

Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

- Về từ ngữ:

+ Tác giả dùng từ “tr­ượng phu”, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. “Tr­ượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.

+ Thứ hai là từ "thoắt" trong cặp câu:

Nửa năm hương lửa đương nồng

    Tr­ượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình.

+ Cụm từ "động lòng bốn phương"  theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh).

+ Hai chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng tr­ượng phu trong lúc chia biệt.

- Về hình ảnh:

+ Hình ảnh: "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng c­ỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành "diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt". Nói thế, không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật.

+ Hình ảnh "Thanh g­ươm yên ngựa, lên đường thẳng rong" cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng tr­ượng phu trong xã hội phong kiến.

- Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại:

Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều ch­ưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có mười vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm.

3. Từ các đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, hãy phát biểu nhận xét khái quát những đặc điểm trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.

Gợi ý:  

Nghệ thuật miêu tả tâm lí là một trong những phương diện nghệ thuật đặc sắc bậc nhất củaTruyệnKiều. Chính những thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí đã chứng tỏ sự sáng tạo độc đáo, tấm lòng thấu hiểu con người của Nguyễn Du. Có thể nhận định:

- Tâm lí nhân vật được thể hiện sinh động, trực tiếp trong tình huống cụ thể.

- Diễn biến tâm lí nhân vật được miêu tả chân thực, theo đúng quy luật và quá trình diễn biến trong thời gian của đời sống bên trong con người.

- Trạng thái tâm lí mang tính cá thể rất rõ; đó là tâm lí của những con người cụ thể, với đặc điểm riêng về tính cách, hoàn cảnh,…

- Các hình thức đối thoại, độc thoại và lời trần thuật nửa trực tiếp được sử dụng rất có hiệu quả để miêu tả tâm lí nhân vật.

v.v…

4. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải thể hiện trong bốn câu đầu của đoạn trích

Gợi ý:

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, tr­ước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải quả là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, trong khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đư­ơng nồng nàn hạnh phúc, chợt "động lòng bốn phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mang", với "thanh g­ươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

 Không gian trong hai câu 3, 4 (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.

5. Chỉ ra tính chất riêng biệt của cuộc tiễn biệt giữa Từ Hải và Thuý Kiều so với hai cuộc chia tay tr­ước đó với Kim Trọng và với Thúc Sinh.

Gợi ý:

Tác giả dựng lên hình ảnh Từ Hải "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không? Không, vì hai chữ "thẳng rong" có người giải thích là "vội lời", chứ lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải trên yên ngựa rồi nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần tr­ước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh là để chàng về quê xin phép Hoạn thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết Hoạn Th­ư chẳng phải tay vừa, do đó gặp lại được như hiện tại là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.

6. Tính cách nhân vật Từ Hải được bộc lộ qua lời nói với Kiều như thế nào?

Gợi ý:

- Từ Hải là người có chí khí phi thường:

Khi chia tay, thấy Kiều nói:

Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng

Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi"

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao ch­ưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong vinh dự, vẻ vang:

Bao giờ mười vạn tinh binh,

     Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường

                                Bấy giờ ta sẽ r­ước nàng nghi gia

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như khi Kiều chia tay Thúc Sinh. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.

- Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống:

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.