Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
animepham
21 tháng 8 2023 lúc 18:25

H1: Đi chợ sắm đồ Tết 

H2: Gói bánh chưng

H3: Thờ cúng tổ tiên 

H4: Xem pháo hoa 

H5: Đi chơi xuân

H6: Tổ chức lễ hội xuân

♥♥♥_Thiên_Hàn_♥♥♥
Xem chi tiết
Trương Lan Anh
9 tháng 9 2018 lúc 18:31

Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.

Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

 Tết…

Trương Lan Anh
9 tháng 9 2018 lúc 18:33

Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.

Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…

Mèo Mon
9 tháng 9 2018 lúc 18:43

Em đã được mọi người nghe kể về bao nhiêu là ngày Tết khác nhau , nào thì , ngày : Tết Nguyên Đán , Tết Nguyên Tiêu , Tết Trung Thu , Tết Đoan Ngọ , ........ Nhưng ngày Tết mà em đã được nghe qua rất nhiều , đó là Tết Nguyên Đán .

NHững hoạt động , như : sum họp bên mâm cơm , chúc nhau một năm mới nhiều sức khỏe , mừng tuổi ,..........Là những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết được . Nhưng ít ai biết về sự ra đời của ngày này . Rất nhiều năm về trước , Nước Văn Lang ( Việt Nam ) ta bây giờ , đã nghĩ ra một ngày Tết Nguyên Đán . Nhiều ngươi cho rằng , nguyên có nghĩa la to , lớn . Còn từ đán có nghĩa là buổi sáng . Ghép lại thành : " Buổi sáng đầu tiên trong năm " . Trong đó , có cả sự ra đời của bánh chưng , bánh dày do Lang Liêu làm ra , và làm rất nhiều trong Tết Nguyên Đán . Nếu thiếu hai món bánh đó , thì coi như đây không phải là Tết nữa . Mục đích chính của Tết Nguyên Đán được sinh ra là để mọi người bàn bạc lại những chuyện đã qua trong 1 năm qua , sum họp tất niên vui vẻ và hơn hết đến Tết , trẻ em lại được thêm 1 tuổi và được người lớn mừng lì xì để mong được học giỏi .

Trước đây , thì em không hiểu gì về ngày này . Nhưng được bố mẹ kể , em mới biết được ngày Tết vui thế nào . Vì vậy , lúc nào , em cũng mơ Tết đến thật nhanh để em lại được vui vẻ với những hoạt đông của ngày Tết !

Tiến Vinh Phạm
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 8 2023 lúc 19:41

- Tết Nguyên đán còn được gọi là tết Âm lịch. Là lễ mừng năm mới vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch ở nước ta.

- Các hoạt động diễn vào dịp tết Nguyên đán đó là: đi chợ mua sắm đồ tết, viết câu đối đỏ, tổ chức lễ hội này xuân như ném còn, múa hát mừng xuân,...
loading...

Ngô Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Phùng Hương Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
6 tháng 2 2022 lúc 14:10

TK:

Mùa xuân về cũng là lúc một năm mới sắp đến. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn đi chợ mua đồ Tết. Trẻ em háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận lì xì... Không khí khắp nơi thật nhộn nhịp. Ở quê em, nhà nào cũng gói bánh chưng, dù ít hay nhiều. Mỗi dịp Tết đến, gia đình em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em. Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình.

châu nguyễn ngọc minh
6 tháng 2 2022 lúc 16:50

Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.

Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.

Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.

 

Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.

Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.

Hoàng Ngân Hà
Xem chi tiết
ph@m tLJấn tLJ
19 tháng 1 2022 lúc 10:26

TK
Sau một năm xoay vần nhiều biến động, Tết lại về trên quê hương em. Tiết trời trở nên ấm áp hơn, dịu nhẹ hơn. Những tia nắng nhẹ rải xuống mặt đường, sưởi ấm cho người đi đường. Ai ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Mọi ngôi nhà đều đã được dọn dẹp sạch sẽ, tinh tươm từ trước đó. Giờ đây rực rỡ với mai, với đào, với cúc. Cùng đủ thứ hình dán, hình treo, đèn nháy lấp lánh. Trên chiếc bàn ở phòng khách, nhà nào cũng bày ra nào mứt, nào kẹo, nào trà để mời khách. Trẻ con xúng xính bộ cánh mới, sung sướng hò reo ngoài đường. Người lớn thì thư thả ngồi tâm sự những chuyện đã qua, rồi hứa nguyện cho năm mới. Những ngày Tết, mọi người được dịp quan tâm nhau nhiều hơn, chăm chút cho bản thân nhiều hơn. Ai cũng vui tươi, hạnh phúc. Đây chính là một dịp lễ mà người người đều yêu mến và mong chờ. Đoạn văn mẫu 4
                                                                                    NGUỒN GG

nthv_.
19 tháng 1 2022 lúc 10:26

Tham khảo:

 Tết là một dịp quốc lễ. Đây là dịp để mọi người Việt Nam có một khoảng thời gian vui vẻ để suy nghĩ về năm cũ và năm tiếp theo. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc người mua sắm Tết. Tại nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp sạch sẽ, các món ăn truyền thống, các món ăn khác, nước ngọt, hoa và trầu cau được đặt trên bàn thờ tổ tiên cùng với những nén hương đã được thắp. Xông đất được thực hiện khi có vị khách may mắn đến thăm và đám trẻ được nhận tiền mừng tuổi đựng trong những phong bao đỏ. Tết cũng là thời gian cho hòa bình và tình yêu. Trong dịp Tết, trẻ em thường cư xử tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.

Nguyễn Phương Anh
19 tháng 1 2022 lúc 10:29

Tham khảo:

  Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm. Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
12 tháng 8 2023 lúc 19:04

Tham khảo

- Tết Nguyên đán còn được gọi là tết Âm lịch. Là lễ mừng năm mới vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch ở nước ta.

- Các hoạt động diễn vào dịp tết Nguyên đán đó là: đi chợ mua sắm đồ tết, viết câu đối đỏ, tổ chức lễ hội này xuân như ném còn, múa hát mừng xuân,...

Kết luận: Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng nhất của người Việt Nam. Vào dịp tết, các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiêm, cũng chúc mừng năm mới và đi chơi xuân.

Nguyễn Lê Gia Hưng
Xem chi tiết