Những câu hỏi liên quan
Souma
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2017 lúc 16:40

Các từ láy được sử dụng trong bài: man mác, thấp thoáng, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

●    “thấp thoáng”: gợi tả sự nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của ánh mặt trời sắp tắt.

●    “man mác”: sự chia ly, cách biệt, khi Kiều càng ngày càng thấy bản thân lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi ba chìm sóng nước.

●    “xanh xanh”, “ầm ầm”: chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đang đổ dồn tới đè nặng lấy tâm trạng và kiếp người nhỏ bé của Kiều.

Bình luận (0)
Lê Quỳnhanh
Xem chi tiết
eryferyt deftyye
Xem chi tiết
Đinh Trí Gia BInhf
15 tháng 10 2023 lúc 11:22

Nghệ thuật: Điệp ngữ 

       tả cảnh ngụ tình

Bình luận (0)
nchdtt
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 7 2021 lúc 15:59

Em tham khảo nhé:

Từ Hán Việt trong bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích"

- Khóa xuân: Khóa kín tuổi xuân ( Kiều bị giam lỏng)

- Nguyệt: ánh trăng

- Tấm son: tấm lòng thủy chung son sắt.

- Sân Lai: sân nhà lão lai tử

- Gốc tử: gốc cây thị

Bình luận (0)
Ngưu Kim
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 12 2021 lúc 19:29

Em tham khảo nhé:

Vì để cứu cha nên Thúy Kiều đã phải hy sinh bản thân mình. Nàng bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, chính vì nàng đã tìm đến cái chết. Có lẽ vì sợ mất tiền cũng như danh tiếng nên tú Bà vội khuyên can, vờ hứa hẹn, chăm sóc TK. Mụ đưa TK đến sống ở lầu Ngưng Bích. Nàng sống ở đó như bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó rất cao, cho nên từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy mây mù, cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con. Xa xa thì có vài cái thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Rồi thì ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi xuôi. Tất cả đều trôi dạt vô định như chính cuộc đời tăm tối không tìm thấy lối đi của Kiều vậy. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Huy
27 tháng 4 2022 lúc 19:45

Trong sáu câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã miêu tả một cách suất sắc khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ở cụm từ “khóa xuân”, “khóa xuân” ở đây có nghĩa là khóa kín tuổi xuân hay còn có thể hiểu là nàng đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nơi đang giam lỏng nàng là một nơi rất cao, trơ trọi và có thể quan sát hết mọi vật xung quanh. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều hình ảnh gợi cảm như “non xa”,”trăng gần”,”bát ngát”,”cát vàng”, “bụi hồng” để diễn tả khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, hoang vu và rợn ngợp. Rất có thể đây là cảnh thật nhưng cũng có thể chỉ là những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng để nói lên sự cô đơn của Thúy Kiều không chỉ ở không gian mà còn là thời gian. Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” có nghĩa là sáng làm bạn với mây, tối làm bạn với đèn. Đây là một vòng tuần hoàn khép kín với ý cốt là nói lên sự cô đơn đến tuyệt đối của nàng. Ôi! nàng đã cô đơn ,tủi nhục đến nhường nào khi sớm tối chỉ làm bạn với vật vô tri vô giác như vậy . Và khi đối diện với chính bản thân mình nàng cảm thấy “bẽ bàng”. Nàng xấu hổ và tủi thẹn bởi nàng đã bị cướp cái đáng giá nghìn vàng của một người con gái trong nháy mắt vì bị Mã Giám Sinh lừa và sau đó hắn đã làm nhục nàng. Ở câu thơ cuối cùng của bài thơ cụm từ “nửa tình nửa cảnh” đã nói lên tâm trạng vô cùng rối bời khiến cho Kiều như bị chia tấm lòng.

Chú thích : câu cảm thán : Ôi! Nàng đã cô đơn tủi nhục đến nhường nào.....

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
TRẦN HỒNG ĐIỆP
10 tháng 5 2021 lúc 8:42

Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thế Hoàng
17 tháng 5 2021 lúc 21:34

- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt

- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân

- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 8:25

 “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân / Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Với nghệ thuật đối lập “non xa” – “trăng gần” và cách dùng từ Hán – Việt “khóa xuân”, tác giả đã giới thiệu với người đọc về lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Kiều. Đã biết bao đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Ở trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh.

- Vì nơi đây nằm trơ trọi giữa không gian mênh mông và xung quanh hoang vắng: “Bốn bề bát ngát xa trông / Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” Bằng cách sử dụng từ láy “bát ngát” kết hợp với phép đối “cồn nọ” – “dặm kia” đã mở rộng không gian ra nhiều phía, tô đậm thân phận cô đơn của Kiều. Nhìn ra bốn vể không một bóng người, Kiều chỉ thấy những cồn cát vàng trải dài và trên những dặm đường xa, gió cuốn bụi hồng bay lên.

- Cảnh nơi lầu Ngưng Bích thật đẹp, thật thơ mộng nhưng cũng thật buồn và tâm trạng cô đơn, đáng thương của Kiều càng được thể hiện rõ: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya / Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Tác giả đã sử dụng cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín, hết sớm rồi lại khuya, hết ngày rồi lại đêm, cứ thế trôi đi. Kiều giờ đây chỉ còn đơn độc một thân một mình nơi đất khách quê người. nàng chỉ còn biết làm bạn với áng mây buổi sớm và ngọn đèn canh khuya. Khi đối diện với mây với đèn, Kiều càng thấm thía cái bẽ bang của thân phận. Cảnh ấy, tình ấy đã làm cho lòng Kiều tan nát.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AThư
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
9 tháng 10 2021 lúc 12:49

tham khảo:

Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.

Bình luận (0)
Toàn Thắng Nguyễn Đình
14 tháng 11 2021 lúc 20:07

lên google bạn ơi

 

Bình luận (0)