Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.
Nêu những đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.
* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững là:
- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.
- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.
- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.
- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.
* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh là:
- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh vào chăn nuôi.
- Có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.
- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”.
- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Trình bày xu hướng phát triển của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới. Nêu đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.
Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:
- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa.
- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:
- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.
- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.
- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
Đặc điểm chăn nuôi bền vững:
- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.
- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.
- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.
- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.
Đặc điểm chăn nuôi thông minh:
- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.
- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.
- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).
- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Nêu khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi thông minh.
Tham khảo:
Khái niệm: Chăn nuôi thông minh là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi. Đặc điểm:
- Chuồng nuôi thông minh Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi
- Đảm bảo an toàn sinh học
- Minh bạch chuỗi cung ứng Năng suất chăn nuôi cao
Hãy nêu sự giống và khác nhau của mô hình chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh.
Tham khảo:
Giống nhau:
- Tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tối ưu hoá quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Đề cao một cách tiếp cận bền vững và hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu và kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi.
- Tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi.
Sự khác nhau:
- Mô hình chăn nuôi bền vững tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đề cao việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đặc biệt chú trọng đến quy trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giám sát quá trình sản xuất và cải thiện quy trình vận hành.
Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Tham khảo:
Chăn nuôi công nghiệp là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín
Đặc điểm:
- Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, vật nuôi thường là các giống cao sản, được nuôi theo hướng chuyên dụng.
- Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
- Mức đầu tư cao.
- Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
- Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
- Kiểm soát tốt dịch bệnh.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
Tham khảo:
Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do.
Đặc điểm
- Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn,..
- Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cải thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp.
- Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp.
Vật nuôi được phân loại như thế nào? Có những phương thức chăn nuôi phổ biến nào ở nước ta? Chúng có ưu và nhược điểm gì? Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi nào? Thế nào là chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh?
* Vật nuôi phân loại theo:
+ Nguồn gốc
+ Đặc tính sinh vật học
+ Mục đích sử dụng
* Những phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta:
- Chăn thả tự do:
+ Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.
+ Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.
- Chăn nuôi công nghiệp:
+ Ưu điểm: năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao.
+ Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, quy mô lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Chăn nuôi bán công nghiệp
+ Ưu điểm: chất lượng chăn nuôi cao, vật nuôi được đối xử tốt.
+ Nhược điểm: nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cao.
* Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi công nghiệp.
* Chăn nuôi bền vững là nền chăn nuôi bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
* Chăn nuôi thông minh là nền chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.
Kể tên những công nghệ cao áp dụng trong chăn nuôi thông minh và chăn nuôi bền vững
Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Nêu vai trò của ngành chăn nuôi.
- Trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.
- Vai trò của ngành trồng trọt:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đặc điểm của ngành trồng trọt:
+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
+ Có tính mùa vụ.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.