Hãy nêu một số nét văn hóa truyền thống của vùng Nam Bộ mà em biết.
Từ văn bản " 1 thứ quà của lúa non: Cốm " hãy kể ra 1 số nét đẹp truyền thống văn hoá trong đời sống hàng ngày của dân tộc Việt Nam mà em biết . Nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp văn hoá , truyền thống ấy
Nam Bộ là nơi có nền văn hóa mang đậm dấu ấn của vùng sông nước. Đây là vựa lúa, vựa trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước. Người dân nơi đây giàu truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng. Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu, một số nét văn hóa hoặc sản phẩm nông nghiệp của vùng đất này.
Tham khảo:
- Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở vùng Nam Bộ là: Trương Định, Nguyễn Trung Trực; Nguyễn Thị Định,…
- Một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ
+ Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà dọc theo sông ngòi, kênh rạch. + Xuồng, ghe là phương tiện đi lại chủ yếu ở vùng sông nước.
+ Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2 đến 4, em hãy mô tả một số nét văn hoá nổi bật của làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Ở các làng quê truyền thống Bắc Bộ thường có luỹ tre xanh, cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình. Một số làng còn có đền, chùa, miếu,...
+ Cổng làng là cửa ngõ ra vào làng, là nơi người dân dừng nghỉ chân, hóng mát, cũng là nơi trẻ em tụ tập, cùng vui đùa,...
+ Cây đa tạo bóng mát thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, hoặc ở vị trí trung tâm, bên cạnh các di tích lịch sử - văn hoá.
+ Giếng làng trước đây là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho dân làng.
+ Đình là nơi thờ Thành hoàng, thường được xây dựng ở vị trí trung tâm. Sân đình là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá chung của làng.
Em hãy sưu tầm một số câu nói, câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học và những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tôn sư trọng đạo
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Đi thưa, về gửi
- Trên kính, dưới nhường
- Tiên học lễ, hậu học văn
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
- Kinh tế:
+ Chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.
+ Làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.
- Xã hội:
+ Cư dân sống tập trung tại những vùng đất cao về phía Tây, tụ cư thành các xóm làng.
+ Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam.
+ Tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
+ Hindu giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.
+ Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hóa bình dân, sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy:
- Mô tả nét chính về nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Cho biết điểm khác nhau giữa nhà ở hiện nay với nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Những ngôi nhà được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói.
+ Nhà thường có ba gian. Gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách. Hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng.....
- So với nhà ở truyền thống, nhà ở hiện nay của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có điểm khác biệt là:
+ Nhà thường được xây dựng kiên cố bằng gạch, bê tông cốt thép.
+ Phổ biến loại hình nhà ống với nhiều tầng.
+ Nhà ở có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
Em hãy sưu tầm một số câu nói, câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học và những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tôn sư trọng đạo
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Đi thưa, về gửi
- Trên kính, dưới nhường
- Tiên học lễ, hậu học văn
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy:
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Giới thiệu một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...
- Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....
+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 4, em hãy:
- Chỉ ra một số nét nổi bật về văn hóa của người dân Nam Bộ.
- Nêu một số dẫn chứng thể hiện sự chung sống hài hòa với thiên nhiên của người dân Nam Bộ.
Tham khảo!
* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.
+ Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.
- Chợ nổi:
+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.
+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.
+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...
- Vận tải đường sông:
+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.
+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.
- Trang phục:
+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn
+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.
* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:
- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.
- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.
- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.