Giải thích vai trò quan trọng chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế.
Câu 11: Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Bắc Trung Bộ do
A. nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế.
B. nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.
C. là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc - Nam và Tây - Đông.
D. có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.
Câu 12: Vai trò quan trọng nhất của việc phát triển mô hình nông - lâm kết hợp ở Bắc Trung Bộ là
A. tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.
B. phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
C. bảo vệ nguồn lợi thực, động vật, tạo việc làm cho người dân.
D. tạo nguồn gỗ xuất khẩu lớn, nâng cao thu nhập cho nền kinh.
Câu 16: Tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là:
A. Phú Yên.
B. Quảng Nam.
C. Thừa Thiên Huế.
D. Quảng Trị.
Câu 17: Loại khoáng sản nào sau đây tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc?
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Pyrit.
D. Than.
Câu 19: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do
A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.
B. khí hậu có mùa đông lạnh.
C. khí hậu có sự phân mùa.
D. lượng mưa hàng năm lớn.
Câu 20: Vùng Tây Bắc có thế mạnh về ngành kinh tế nào sau đây?
A. Thủy điện.
B. Trồng rừng.
C. Kinh tế biển.
D. Chăn nuôi lợn
Câu 11: B
Câu 16: B
Câu 17: A
Câu 20: A
Phát biểu nào không đúng với vai trò của biển Đông trong sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay?
A. Vận tải hàng hóa các nước trong khu vực và quốc tế.
B. Xây dựng hải cảng và phát triển du lịch.
C. Cung cấp nhiều loại tài nguyên.
D. Là tuyến giao thông hàng hải quan trọng giữa châu Á với châu Âu.
Câu 1: Nêu vai trò của kênh đào xuy-ê trong phát triển giao thông hàng hải quốc tế ?
Lập sơ đồ tư duy thể hiện tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.
Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
Tham khảo!!!
♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....
- Về giao thông hàng hải:
+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.
+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...
- Về công nghiệp khai khoáng:
+ Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.
+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.
- Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.
- Về du lịch:
+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.
Giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị - an ninh của Biển Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
THAM KHẢO!!!!
- Tầm quan trọng chiến lược về kinh tế của Biển Đông:
+ Với vị trí chiến lược quan trọng và nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, Biển Đông vừa là cửa ngõ giao thương quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp có thể phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, với những ngành mũi nhọn như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; vận tải hàng hải và du lịch biển.
+ Nhiều nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam,... có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông.
+ Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây. Khoảng hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45 % trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
- Tầm quan trọng chiến lược về chính trị - an ninh của Biển Đông:
+ Trong lịch sử, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn, đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa…. Vì vậy, các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông cũng xuất hiện từ sớm và khá phức tạp.
+ Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi giao thương trên biển phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.
Câu 12: (Nhận biết)
Loại giao thông nào giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội và hoạt động giao lưu kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đường bộ.
B. Đường sông.
C. Hàng không.
D. Đường biển.
Ngành giao thông vận tải đường biển có vai trò quan trọng ở các quốc gia nào sau đây?
A. Lào, Tajlistan, Mông Cổ.
B. Áo, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc
C. Mali, Cộng hòa Trung Phi
D. Nhật Bản, Anh, Inđônêxia
Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham khảo!!!
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.
- Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,...
+ Nằm trải rộng trên một vùng biển lớn, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tạo nên ngư trường đánh bắt hải sản khổng lồ với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, hải sâm, đối mồi, vích, ốc tai voi, rau câu,...
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản ở các đảo và vùng biển xung quanh gồm: dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, bùn đa kim, cát, vỏ sò,… có thể khai thác với trữ lượng lớn. Đặc biệt, khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chứa đựng tài nguyên băng cháy rất lớn, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.
+ Kinh tế du lịch biển cũng có thể đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo.
+ Tại các đảo cũng có thể xây dựng các khu bảo tồn biển, các trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm.