Quan sát Hình 8.4 và nêu cấu tạo của thước cặp.
Quan sát hình vẽ 20.2, em hãy nêu cấu tạo của thước cặp
Cấu tạo thước cặp gồm:
Cán, Mỏ, Khung động, Vít hãm, Thang chia độ chính, Thước đo chiều sâu, Thang chia độ của du xích
Quan sát hình 1.4 và nêu nhận xét kiểu dáng, cấu tạo, kích thước các phần của chữ?
Các chữ đều là chữ in, 2 dòng đầu tiên là chữ in hoa và kích thước lớn, 2 dòng sau là chữ in thường kích thước nhỏ hơn, 2 dòng tiếp theo là số và kí tự đặc biệt.
Quan sát hình 8.4, cho biết tên một số phân tử cấu tạo nên chất nền ngoại bào.
Một số phân tử cấu tạo nên chất nền ngoại bào là: Proteoglycan, collagen.
Quan sát Hình 19.1 hãy nêu đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid, nêu điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone.
Tham khảo:
- Đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid: phân tử đều chứa nhóm chức carboxyl (- COOH) gồm nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nhóm carbonyl (C=O)
- Đặc điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone là trong phân tử carboxylic acid còn có nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nhóm carbonyl (C=O)
Quan sát hình 8.7 và nêu hình dạng và các thành phần cấu tạo của ti thể.
Ti thể có hình con nhộng, dài 0.5 -10 m.
Thành phần cấu tạo của ti thể: màng ngoài, màng trong, xoang gian màng, chất nền, mào, ribosome, DNA.
Quan sát hình 24.2, nêu cấu tạo của virus. Cấu tạo của virus có gì khác so với cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực mà em đã được học?
- Cấu tạo của virus:
+ Virus trần: Được cấu tạo gồm 2 phần là vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền.
+ Virus có vỏ: Ngoài 2 thành phần bắt buộc là vỏ protein và phần lõi, virus có vỏ có thêm lớp vỏ ngoài.
- Điểm khác biệt giữa cấu tạo của virus và cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực:
+ Tế bào nhân sơ và nhân thực được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là màng sinh chất, chất tế bào, nhân/vùng nhân.
+ Virus có cấu tạo đơn giản chỉ gồm lớp vỏ protein và phần lõi, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.
→ Virus là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào.
Hãy quan sát hình 20.5 và nêu cấu tạo, công dụng, của từng dụng cụ gia công?
Dụng cụ | Cấu tạo | Công dụng |
Búa | Búa và cán | Gia công lực |
Cưa | Khung cưa và lưỡi cưa | Cắt phôi và tạo rãnh |
Đục | Đầu, thân, lưỡi đục | Chặt phôi(nhỏ) |
Dũa | Cán và thân | Làm phẳng bề mặt |
Quan sát hình 13.3 và nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Đặc điểm cấu tạo
- Gồm các hạch thần kinh (là tập hợp các neuron) nối với nhau tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể, mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng xác định của cơ thể.
- Các hạch ở phần đầu có kích thước lớn hơn tạo thành não giúp chi phối các hoạt động phức tạp của cơ thể.
Quan sát hình 28.5, nêu cấu tạo của một bắp cơ. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.
Tham khảo!
- Cấu tạo của một bắp cơ: Mỗi bắp cơ được cấu tạo từ nhiều bó sợi cơ, mỗi bó sợi cơ gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động:
+ Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp. Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Mà tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ kéo theo sự cử động của xương tạo nên sự vận động.
+ Sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ giúp quyết định độ lớn của lực cơ sinh ra, đảm bảo độ lớn của lực phù hợp với cử động.