Tìm những ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học.
Câu 35: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì:
A. Sinh sản ít
B. Điều kiện khí hậu thuận lợi
C. Động vật ngủ đông dài
D. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại được
Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
I. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ kín và có khả năng tự điều chỉnh.
II. Kích thước của một hệ sinh thái rất lớn.
III. Khi các nhân tố môi trường tác động lên hệ sinh thái ngoài giới hạn mà nó chịu đựng thì hệ sinh thái sẽ có những phản ứng thích nghi để duy trì trạng thái cân bằng.
IV. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng; thành phần hữu sinh chỉ bao gồm động vật.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Đáp án A.
Cả 4 phát biểu đều không đúng.
- I sai: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như trao đổi năng lượng và vật chất giữa hệ với môi trường thông qua hai quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất.
Hệ sinh thái là một hệ mở và tự điều chỉnh vì hệ tồn tại dựa vào nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường: hoạt động của hệ tuân theo các quy luật nhiệt động học, trước hết là quy luật bảo toàn năng lượng. Trong giới hạn sinh thái của mình, hệ có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng của mình.
- II sai: Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cả cảnh và hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường, tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái.
- III sai: Hệ sinh thái giống như một cơ thể, quần thể hay quần xã sinh vật, đều có giới hạn sinh thái nhất định. Nếu các nhân tố môi trường tác động lên nó trong giới hạn mà nó chịu đựng, hệ sẽ phản ứng một cách thích nghi bằng các sắp xếp lại các cấu trúc của nó, thông qua các mối quan hệ thuận nghịch để duy trì trạng thái cân bằng. Nếu tác động vượt quá giới hạn cho phép, hệ không chống trả được, sẽ suy thoái và biến đổi sang một dạng mới.
IV sai: Một hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vật chất vô sinh và hữu sinh.
Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
I. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ kín và có khả năng tự điều chỉnh.
II. Kích thước của một hệ sinh thái rất lớn.
III. Khi các nhân tố môi trường tác động lên hệ sinh thái ngoài giới hạn mà nó chịu đựng thì hệ sinh thái sẽ có những phản ứng thích nghi để duy trì trạng thái cân bằng.
IV. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng; thành phần hữu sinh chỉ bao gồm động vật.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Đáp án A.
Cả 4 phát biểu đều không đúng.
I sai: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như trao đổi năng lượng và vật chất giữa hệ với môi trường thông qua hai quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất.
Hệ sinh thái là một hệ mở và tự điều chỉnh vì hệ tồn tại dựa vào nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường: hoạt động của hệ tuân theo các quy luật nhiệt động học, trước hết là quy luật bảo toàn năng lượng. Trong giới hạn sinh thái của mình, hệ có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng của mình.
II sai: Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cả cảnh và hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường, tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái.
III sai: Hệ sinh thái giống như một cơ thể, quần thể hay quần xã sinh vật, đều có giới hạn sinh thái nhất định. Nếu các nhân tố môi trường tác động lên nó trong giới hạn mà nó chịu đựng, hệ sẽ phản ứng một cách thích nghi bằng các sắp xếp lại các cấu trúc của nó, thông qua các mối quan hệ thuận nghịch để duy trì trạng thái cân bằng. Nếu tác động vượt quá giới hạn cho phép, hệ không chống trả được, sẽ suy thoái và biến đổi sang một dạng mới.
IV sai: Một hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vật chất vô sinh và hữu sinh.
STUDY TIP
Thành phần vô sinh: các yếu tố khi hậu, các yếu tố thổ nhưỡng, nước, xác sinh vật trong môi trường.
Thành phần hữu sinh: thực vật, động vật, vi sinh vật.
Nêu 1 vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường
sinh học lp 6 nha !!!
ví dụ cây sống ở sa mạc nóng thiếu nước cây thích nghi theo hướng- lá tiêu giảm, biến thành gai, thân mọng nước, rễ dài và ăn sâu vd xương rồng, cỏ lạc đà.
cây sống ở môi trường nghèo chất dinh dưỡng có khả năng bắt và hấp thu chất dinh dưỡcg từ côn trùng. như cây bắt ruồi, cây lắp ấm.
cây thụ phấn nhờ côn trùng thì có hoa màu sắc sặc sỡ thu hút côn trùng....
rừng rậm chật có những cây thì cây phải vươn cao lên để nhận được ánh sáng ở tâng trên rễ ăn sâu để hút nhiều nước.Lan rộng để hút nhiều sương đến lớp lông giảm bớt sư thoát hơi nước nhớ lik cho tớ nhé phương thảo
Lấy ví dụ về động vật thích nghi với môi trường hoang mạc khí nóng,đới lạnh.Nêu đặc điểm sự thích nghi của động vật ở 2 loại môi trường này
Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
(2) Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau, ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
(3) Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật.
(4) Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi tới loài mới.
(5) Điều kiện địa lí là nhan tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
(6) Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Dựa vào kiến thức đã học về tự nhiên châu Mỉ, em hảy tìm hiểu:
+Sự phân bố các kiểu khí hậu có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ở Nam Mỉ?
+Sự phân bố dân cư có mối quan hệ như thế nào với điều kiện tự nhiên của châu Mỉ? Cho ví dụ?
Tham khảo
+ Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:
Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).
Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.
+ Quan hệ:
- Nơi nào có nhiều thành phố thì nhiều người sinh sống.
- Nơi có công nghiệp hóa cao, đô thị lớn, địa hình thuận lợi, tập trung nhiều công ty lớn thì có đông dân cư.
- Trái lại nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao-cao nguyên, hẻo lánh thì có ít người sống.
Ở bài 22, sách hướng dẫn học KHTN 6 đac học về đa dạng sinh học. Vậy theo em,đa dạng sinh học là gì? Cho ví dụ và giải thích sự đa dạng của các nhóm sinh vật
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
Thảo luận nhóm, lấy ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học.
Tham khảo!
Ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học:
- Khu sinh học đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, côn trùng,…
- Khu sinh học rừng lá kim phương bắc: tùng, bách, thông, thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…
- Khu sinh học rừng ôn đới: phong, sến đỏ, sồi, sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu.
- Khu sinh học đồng cỏ ôn đới: cỏ thấp, ngựa, sóc, sói,…
- Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới: dương xỉ, nấm, các loại cây gỗ, cây hòa thảo, khỉ, rùa, rắn, báo đốm, dơi, hổ, côn trùng,…
- Khu sinh học sa mạc và hoang mạc: xương rồng, cỏ lạc đà, ngải, lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng,…
- Khu sinh học nước ngọt: Cây sen, rong đuôi chó, bèo tây, cỏ thìa, thủy cúc, cá mè, cá chép, tôm sông, con trai, ốc bươu vàng,…
- Khu sinh học biển: Cỏ biển, tảo biển, rong nho, san hô, bạch tuộc, mực, ốc hương, tôm hùm, cá chỉ vàng, cá thu, cá heo, cá voi, hải cẩu,…