nguyên tử X có tổng số hạt là 58. Tìm nguyên tử X
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 58, tỉ số giữa số nơtron và số khối là 11/20. Tìm số proton, nơtron, electron, điện tích hạt nhân và kí hiệu nguyên tử của X
\(\left\{{}\begin{matrix}P=E\\\dfrac{N}{N+P}=\dfrac{11}{20}\\P+E+N=58\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2P+N=58\\20N-11N-11P=0\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2P+N=58\\9N-11P=0\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=E=Z=18\\N=22\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow A=Z+N=18+22=40\left(đ.v.C\right)\\ \Rightarrow KH:^{40}_{18}Ar\)
Bài toán tổng số hạt 1. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 58. Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Tính số hạt proton, electron, số khối. 2. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt là 82 , số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố R. Các em lập 2 phương trình tìm P, N; sau đó tìm A, Z rồi viết kí hiệu công thức số 3 3. Viết kí hiệu của nguyên tử X theo các trường hợp sau: a) Có 15e và 15n. b) Có tổng số hạt là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt p, n, e là 58, trong hạt nhân số hạt p và n hơn kém nhau 1 đơn vị. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 19
B. 20
C. 18
D. 21
P + N + E = 58 => 2P + N = 58 (vì P=E)
Lại có N-P=1 (chú ý N luôn lớn hơn hoặc bằng P)
=> P=19 => Số hiệu nguyên tử của X là 19
Đáp án A
Có P + E + N = 58
Mà P = E
=> 2P + N = 58 (1)
Vì trong hạt nhân số hạt p và n hơn kém nhau 1 đơn vị
Mà N\(\ge\)P
Nên N \(-\) P = 1 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
\(\left\{{}\begin{matrix}2P+N=58\\N-P=1hay-P+N=1\end{matrix}\right.\)
=> P = 19
N = 20
P = 19 => Số hiệu nguyên tử X là 19
Một nguyên tử X có tổng số hạt là 58. Biết rằng nguyên tử khối của X nhỏ hơn 40. Xác định số hạt mỗi loại của nguyên tử X. Cho biết kí hiệu hoá học và tên gọi của X ( coi nguyên tử khối bằng khối lượng hạt nhân).
Một nguyên tử X có tổng số hạt là 58
=> 2Z + N = 58 (1)
=>N = 58 - 2Z
Nguyên tử khối của X nhỏ hơn 40
=> A = Z + N <40
=> Z + 58 - 2Z < 40
=> Z > 18 (1)
Mặt khác : Z ≤ N ≤ 1,5Z
=> Z ≤ 58 - 2Z ≤ 1,5Z
=> 16,57 ≤ Z ≤ 19,33(2)
Từ (1), (2) => Z=P = E = 19 ; N= 20
Z = 19 => X là Kali (K)
nguyên tử nguyên tố x có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt mang điện ở hạt nhân ít hơn hạt không mang điện là 1 hạt. xác định z, n, a và viết kí hiệu nguyên tử x
Gọi :
Số hạt proton = số hạt electron = p
Số hạt notron = n
Ta có : $2p + n= 58(1)$
Ở hạt nhân, hạt không mang điện là notron, hạt mang điện là proton
Suy ra: $n - p = 1(2)$
Từ (1)(2) suy ra p = 19 ; n = 20
A = p + n = 39
KHHH : K
Một nguyên tử x có tổng số hạt là 58, số hạt trong nhân lớn hơn vỏ là 20 hạt a) tính nguyên tử khối b) cho biết mỗi lớp x có bao nhiêu electron
Gọi số electron là Z, số notron là N
Ta có 2Z + N =58
Z+N-Z=20
--> N=20 Z=19
a) A=Z+N=20+19=38
b)1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
a) Nguyên tử X có tổng các loại hạt là 58 , trong đó có 20 hạt không mang điện . Tìm số p và số khối A
b) Hạt nhân Y có điện tích là 11+ , còn nguyên tử Y có 34 hạt . Tìm số e , số n
giúp mình với mình cần gấp !
a. Ta có: p + e + n = 58
Mà p = e, nên: 2p + n = 58 (1)
Theo đề, ta có: n = 20 (2)
Thay (2) vào (1), ta được: 2p + 20 = 58
=> p = 19
Vậy p = e = 19 hạt, n = 20 hạt.
Vậy số khối của A bằng: p + n = 20 + 19 = 39(đvC)
b. Ta có: p + e + n = 34
Mà p = e, nên: 2p + n = 34 (1)
Theo đề: p = 11 (2)
Thay (2) vào (1), ta được:
22 + n = 34
=> n = 12
Vậy p = e = 11 hạt, n = 12 hạt.
a) Ta có: \(p=\dfrac{58-20}{2}=19\left(hạt\right)\) \(\Rightarrow A=p+n=20+19=39\)
b) Ta có: \(e=11\left(hạt\right)\) \(\Rightarrow n=34-11\cdot2=12\left(hạt\right)\)
Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 58 và có số khối bé hơn 40. Xác định số hiệu nguyên tử và tên nguyên tố
của nguyên tử X.
Ta có: p + e + n =58 và p+n < 40
=>2p + n = 58 .
=> 3p ≤ 58 ≤ 3,52p
=> 16,5 ≤p ≤19,3 .
Mà p ∈ Z nên ta có: p = 17;18;19
Khi p =17 =>n = 24 => A = 41(loại).
Khi p= 18 => n= 22 => A = 40(loại).
Khi p = 19 => n = 20 => A = 39(TM)
Số hiệu nguyên tử X bằng: 19
=> X là Kali (K)