đặt hai câu phủ định và cho biết đặc điểm hình thức, chức năng
đặt hai câu cảm thán và cho biết đặc điểm hình thức, chức năng
Câu cảm thán 1: "Woa Điều này thật tuyệt vời!"
Đặc điểm hình thức: Câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm 3 chấm. Trong trường hợp này, câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm than để tăng tính mạnh mẽ, ngạc nhiên.
Chức năng: Trong câu cảm thán này, người nói tỏ ra ngạc nhiên và hài lòng với điều gì đó.
Câu cảm thán 2: "Ôi, thật đáng yêu quá!"
Đặc điểm hình thức: Câu cảm thán này cũng kết thúc bằng dấu chấm than (!), tăng cường tính chất kinh ngạc và yêu thích.
Chức năng: Câu cảm thán này biểu đạt cảm xúc yêu thích và sự ngạc nhiên về sự dễ thương và hấp dẫn của một vật thể hoặc tình huống nào đó. Có thể là người, động vật hoặc bất kỳ thứ gì đáng yêu khiến người nói cảm thấy vui mừng và thích thú.
đặt hai câu cầu khiến và cho biết đặc điểm hình thức, chức năng
- Hãy mở cửa sổ ra cho thoáng nào!
=> “Hãy” là từ cầu khiến, yêu cầu ai đó thực hiện mệnh lệnh mở cửa sổ.
- Thôi đừng quá lo lắng, việc đâu còn có đó mà.
=> “Thôi” từ ngữ cầu khiến có ý nghĩa khuyên bảo, an ủi người khác.
Đặc điểm hình thức | Chức năng | |
Câu nghi vấn | có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,.. | dùng để hỏi |
Câu cầu khiến | có các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,... |
Câu cảm thán | có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết) |
Nêu đặc điểm hình thức,chức năng của câu "Tôi không ăn cơm" ? (và là câu phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ)
*Mik cứ phân vân câu này nên hỏi mấy bn thử xem trùng ý ko:D
Đặc điểm hình thức là từ "không"
Chức năng của của câu là thông báo
→ Và đây là câu phủ định miêu tả
Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa 5 kiểu câu đã học ( ở đặc điểm hình thức và chức năng ). Mỗi ý cho 1 VD. 5 kiểu câu đã học:
+ Câu nghi vấn
+Câu cầu khiến
+Câu cảm thán
+Câu phủ định
+ Câu trần thuật
a, Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn
b, Xác định các câu nghi vấn có trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và cho biết chức năng của mỗi câu đó
Trả lời :
a, đặc điểm : có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..
chức năng : câu được dùng để hỏi
b, Những câu nghi vấn trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên:
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
- Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Không phải ngẫu nhiên trong bài thơ "Ông Đồ" lại xuất hiện những câu nghi vấn. Những câu nghi vấn này có thể nói là những điểm nhấn rất đắt.
1. Đó là những câu hỏi hướng đến một lớp người năm xưa từng trọng chữ Nho mà nay theo sự đổi thay của thời cuộc lại trở nên thờ ơ, vô cảm. Câu hỏi như một lời trách móc về sự đổi thay của con người.
2. Câu hỏi thể hiện sự trăn trở, tiếc thương, xót xa của tác giả trước thân phận của ông Đồ, trước sự đổi thay của thời cuộc. Đồng thời cho thấy tấm lòng hoài niệm đáng quý trước văn hóa cổ truyền của dân tộc.
3. Câu hỏi tu từ không lời đáp khiến cho giọng điệu bài thơ trở nên buồn thương, da diết, xoáy sâu vào lòng người đọc.
4. Những câu hỏi này cũng góp phần làm cho tứ thơ được mạch lạc hơn.
chúc bạn học tốt !Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: “Thu vào tầm mất muôn trung nước non”.
- Câu trần thuật “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.” có đặc điểm:
+ Hình thức: không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến), kết thúc câu bằng dấu chấm.
+ Chức năng: Dùng để nhận định.
a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? b.Cho biết các câu văn sau, câu nào là câu nghi vấn? Chỉ ra đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn? 1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 2. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) 3. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ? (Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô) 4. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao, Lão Hạc) 5. - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) 6. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không? (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) 7. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (Nam Cao, Lão Hạc)
đặc điểm và hình thức của câu phủ định
REFER
- Câu phủ định là câu có các từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
- Câu phủ định dùng để:
+ Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
+ Dùng để bác bỏ một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
refer
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-9/neu-dac-diem-hinh-thuc-cua-cau-phu-dinh-faq652221.html
vào link tk nha, tại tui ko cop dc í