Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 15:25

Tham khảo:

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 9:45

- Năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy đạo quân bộ  thủy kéo vào nước ta.

- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra ở Bạch Đằng, Tây Kết,...

*Kết quả: Hầu Nhân Bảo tử trận, Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi.

*Ý nghĩa: Đánh bại âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống giữ vưng nền độc lập dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:38

Tham khảo!!!

- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Diễn biến chính:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

 

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.

- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:56

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
22 tháng 8 2023 lúc 9:50

Tháng 10-1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.

Đầu năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyển bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng đều thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng,  rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Lúc này, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:28

loading...

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

Bình luận (0)

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 7 2018 lúc 17:22

-Năm 981 quân Tống theo hai đường thủy và bộ sang xâm lược nước ta.

-Vua Lê trực tiếp chỉ huy quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chống giặc. Nhiều trận ác liệt diễn tra trên song Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy bị đánh lui.

-Trên bộ, ta chặn đánh địch ở Chi Lăng, buộc địch rút lui.

-Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
31 tháng 3 2017 lúc 10:32

Trả lời:

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:

- An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:

– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.

– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hiền Nga
31 tháng 3 2017 lúc 14:28

Dựa vào truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy chúng ta có thể thấy :

An Dương đã bị dụ dỗ bởi những lời nói ngon ngọt của Triệu Đà vì thế ông đã gả con gái cưng của mình là Mị Châu cho Trọng Thủy - con trai Triệu Đà . Mặc cho những lời khuyên can của các tướng sĩ trong triều .Sau khi đã lấy được lẫy nỏ và làm cho nội bộ nước ta bị chia rẽ Trọng Thủy lấy cớ là bên phương Bắc có chuyện nên về nhà nhưng thực ra là về đem cho Triêu Đà lẫy nỏ .Không lâu sau Triệu Đà đưa quân sang đánh Âu Lạc bị mất hết tướng giỏi cộng thêm với không có nỏ thần nên An Dương Vương thua cuộc.

Bình luận (1)
Nguyễn Bình Phương Nhi
31 tháng 3 2017 lúc 10:37

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:

* An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:

– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.

– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.



Bình luận (0)
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết