Những câu hỏi liên quan
phuc thuan
Xem chi tiết
ERROR
1 tháng 5 2022 lúc 16:48

Bình luận (0)
lê thị xuân nở
1 tháng 5 2022 lúc 20:43

(*) Điểm giống nhau:

+ Đều là những hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ.
+ Đều dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
+ Đều do hệ thống cố vấn Mỹ chỉ huy.
+ Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng của nhân dân ta.

(*) Điểm khác nhau:

-Chiến tranh đặc biệt:

+Đều dựa vào lực lượng quân đội tay sai Sài Gòn là chủ yếu

+ Âm mưu dùng " người Việt đánh người Việt" của Mỹ, nhằm chống laji phong trào cách mạng của nhân dân ta.

-Chiến tranh cục bộ:

+ Lực lương quân Mỹ và quân đồng minh

+  Âm mưu dùng ưu thế hỏa lực, quân số của lính Mỹ để đè bẹp Quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá hoại miền Bắc nhằm bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa, ngăn không cho miền Bắc tăng viện trợ vào cho miền Nam.

-VN hóa chiến tranh:

+Quân SÀi Gòn là chủ yếu.

+ Vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mói của Mỹ, Tiếp tục vs âm mưu dùng " người Việt đánh người Việt" , dùng "người Đông Dương đánh người Đông DƯơng" 

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Lục Ninh
Xem chi tiết
animepham
4 tháng 5 2022 lúc 18:01

tham khảo-1-

Ý nghĩa chiến lược của Việt Nam hóa chiến tranh

Đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy cũng như chủ trương bình định của dân tộc chúng, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mang ý nghĩa đặc biệt là buộc Mỹ phải tuyên bố thất bại với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

Bình luận (0)
Người Dưng(︶^︶)
4 tháng 5 2022 lúc 18:06

tham khảo 
1. 
Ý nghĩa chiến lược của Việt Nam hóa chiến tranh

Đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy cũng như chủ trương bình định của dân tộc chúng, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mang ý nghĩa đặc biệt là buộc Mỹ phải tuyên bố thất bại với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
2.
 - Ở các vùng nông thôn và thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

3. chiến lược lần thứ hai của nhân dân miền Nam.

Bình luận (0)
Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
linhh
1 tháng 5 2021 lúc 11:03

1. Trên mặt trận chống phá “bình định”

- Năm 1962, Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…

- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70%  nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.

2. Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

- Ngày 11 - 6 - 1963, trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

- Ngày 16 - 6 - 1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

3. Trên mặt trận quân sự

- Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

⟹ Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.


 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 5 2018 lúc 4:44

Đáp án C

Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”, quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh ở Lào, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Đây là biện pháp của Mĩ thực hiện nhằm chia rẽ khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Bình luận (0)
Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
nguyễn bảo ngọc
Xem chi tiết
nguyến duc khai
5 tháng 5 2022 lúc 20:39

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, gọi là “Đông Dương hóa chiến tranh”.

 

- “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy, cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh.

- Tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh” Mĩ tiếp tục dùng âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm thương vong của người Mĩ trên chiến trường.

- Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộngchiến tranh xâm lược Campuchia (năm 1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (năm 1971) thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Thủ đoạn của Mĩ - Ngụy sử dụng trong Việt Nam hóa chiến tranh

- Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài gòn.

- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lào, Campuchia.

- Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hoàn hoãn với Liên xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cau-25-dai-cuong-on-tap-su-9-hk-2

 

Bình luận (0)
Hà Xuân Đức
Xem chi tiết
Bảo Sơn
Xem chi tiết
ha cam
14 tháng 4 2016 lúc 22:45

so sánh 3 chien luoc chien tranh cua đế quốc ve hình thức,âm mưu,quy mô,mức độ ác liệt, bản chất

 

So sánh hai chiến lược chiến tranh:Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ 
Giống nhau: 
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam nhằm biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 
- Đều ra đời trong tình thế bị đông do sự phá sản của chiến lược chiến tranh trước đó. 
- Đều bị thất bại. 
Khác nhau: 

Hình thức thì cả 3 là Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
*Về âm mưu và thủ đoạn: 

-Chiến tranh đặc biêt: “Chiến tranh đặc biệt” được thực hiện với hai kế hoạch: “Xtalây – Taylo” và “Giônxơn – Mác Namara” với các biện pháp như: xây dựng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “ấp chiến lược”...

 

-Chiến tranh cục bộ:

 + Sử dụng thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm là tìm diệt và bình định với việc thực hiện những cuộc hành quân “bình định”, “tìm diệt” với hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng...

-Việt nam hóa chiến tranh - Tăng viện trợ quân sự, giúp nguỵ quân

có thể “tự gánh vác lấy chiến tranh”.

- Tăng viện trợ kinh tế...

- Dùng kinh tế để thực hiện mục đích

chính trị...

- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

- Bắt tay cấu kế với các nước lớn trong hệ

thống xã hội chủ nghĩa.



*Về quy mô: 
“Chiến tranh đặc biệt” chỉ tiến hành ở miền Nam

-  “Chiến tranh cục bộ” vừa tiến hành ở Miền Nam đồng thời gây chiến tranh phá hoại Miền Bắc ...

-việt nam hóa chiến tranh tiến hành ở miền nam đồng thời cho máy bay bắn phá miền bắc ác liệt


*Mức độ ác liêt:

Chiến tranh cục bộ và việt nam hóa chiến tranh  ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt ( (mục tiêu, lực lượng tham chiến ngày càng tăng , số lượng và chất lượng vũ khí khổng lồ , hoả lực mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại.) thể hiện ở việc vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc. Đặc biệt việt nam hóa chiến tranh cho máy bay băn phá các tỉnh thành miền bắc trong 12 ngày đêm, quân dân miền bắc đã đánh bại chúng làm nên trận điện biên phủ trên không lừng lẫy

 

 

*bản chất

Cả 3 chiến lược  chiến tranh của mĩ thực hiện ở miền năm trong gđ 1960-1973 đều là chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh chiếm đất giành dân của đế quốc mĩ

Bình luận (0)
Bảo Sơn
14 tháng 4 2016 lúc 22:56

Thanhs bạn nhiều

Bình luận (0)
Lê Nho Không Nhớ
15 tháng 4 2016 lúc 10:56

*Giống nhau:
- Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
- Đều dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ
- Đều do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy
- Mục tiêu: Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
- Kết quả: Đều bị quân dân ta đánh bại.
*Khác nhau:


Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Việt Nam hóa chiến tranh

Thời gian
1961 – 1965
1965 - 1968
1969 – 1973

Thời Tổng thống Mĩ
Kennedy – Johnson
Johnson
Nixon

Hoàn cảnh




Lực lượng tham chiến
Quân đội Sài Gòn
Quân Mĩ và quân đồng minh là chủ yếu
Quân Sài Gòn là chủ yếu

Âm mưu





Thủ đoạn
-Mĩ để ra kế hoạch Xta-lây Taylo: Tăng cường viện trợ quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, lập Ấp chiến lược…
- Phong tỏa biên giới, vùng biển, ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam
- Năm 1963, đề ra kế hoạch Johnson – Mcnamara nhằm bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964 – 1965).
- Quân Mĩ mở cuộc hành quân “Tìm diệt” vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường.
- Quân Mĩ mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: đông – xuân 1965 – 1966 và 1966 – 1967 với hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “đất thánh Việt Cộng”.

- Sử dụng quân đội Sài Gòn để mở rộng xâm lược Cam-pu-chia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Quy mô
Chủ yếu ở Miền Nam
Mở rộng ra cả 2 miền Nam – Bắc
Diễn ra ở cả Đông Dương và trên phạm vi quốc tế.

Mức độ ác liệt

Ác liệt hơn (Mục tiêu…, Lực lượng tham chiến, vũ khí, hỏa lực, phương tiện chiến tranh




Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 7 2018 lúc 4:14

Chọn D

Bình luận (0)