Quan sát hình 21.5, mô tả sự phát tán của hạt phấn đến đầu nhụy.
Quan sát hình 21.4, mô tả quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.
Tham khảo!
- Quá trình hình thành hạt phấn: Trong bao phấn, tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n). Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành tế bào sinh dưỡng (tế bào lớn) và tế bào sinh sản (tế bào nhỏ). Tế bào sinh dưỡng sẽ phát triển thành ống phấn, tế bào sinh sản sẽ nguyên phân tạo thành hai tinh tử (giao tử đực). Cấu trúc hai tế bào có vách dày chung này gọi là hạt phấn.
- Quá trình hình thành túi phôi: Trong bầu nhụy có một hay nhiều noãn chứa tế bào trung tâm lớn. Tế bào trung tâm (2n) giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội không cân đối, ba tế bào tiêu biến, tế bào lớn (đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân. Cấu trúc này gọi là túi phôi chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và ba tế bào đối cực.
Quan sát hình 42.1 và:
- Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực).
- Mô tả quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái).
- Quá trình hình thành hạt phấn: Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn của nhị hoa tiến hành quá trình giảm phân tạo nên 4 tế bào con (n) gọi là các bào tử đơn bội. Tiếp theo, mỗi bào tử đơn bội (n) tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn (thế giao tử đực). Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào nhỏ là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi một thành chung dày.
- Quá trình hình thành túi phôi: Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) gọi là bào tử đơn bội. Trong 4 bào tử đơn bội đó, ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chỉ còn một tế bào sống sót. Bào tử cái sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân (3 tế bào đối cực, 1 tế bào nhân cực, 1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm) gọi là túi phôi.
Tuần 26:
Câu 1: Nhị gồm: Bao phấn , chỉ nhị. Nhụy gồm : Đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy,noãn.
Câu 2: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là hoa. Cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa gọi là nhị . Cơ quan ssinh dục cái của thực vât có hoa gọ là nhụy.
Câu 3: Sự thụ phấn là hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị .
- Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.
- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
* Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 trong hình 21- 4 SGK:
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nan, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Quan sát Hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?
Tham khảo:
- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).
Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
+ Tế bào bé là tế bào sinh sản
+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn
- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).
Khác nhau :
– Quá trinh hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).
– Ọuá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).
Khi nói về sự thụ phấn ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong quá trình thụ phấn, nếu số lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy càng nhiều thì bầu càng dễ phát triển thành quả.
(2) Hiện tượng thụ phấn chéo chỉ xảy ra ở những cây có hoa đơn tính.
(3) Trong tự nhiên, dựa vào tác nhân thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: thụ phấn nhờ gió, thụ phấn nhờ sâu bọ côn trùng, thụ phấn nhờ nước.
(4) Những cây thích nghi với hình thức thụ phấn nhờ gió có đầu nhụy to và nhớt dính giúp đón và giữ hạt phấn tốt.
(5) Dựa vào nguồn gốc của hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (5)
(1) đúng. Vì hạt phấn chính là nguồn cung cấp auxin nội sinh, nên số lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy càng nhiều thì lượng auxin càng lớn bầu càng dễ phát triển thành quả.
(2) sai. Vì các hoa lưỡng tính vẫn có thể thụ phấn chéo nhờ sâu bọ hoặc gió như cam, bưởi, lúa…
(3) sai. Vì không có hình thức thụ phấn nhờ nước.
(4) sai. Vì đây là đặc điểm của những cây thụ phấn nhờ sâu bọ.
(5) đúng. Vì tự thụ phấn thì hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn thuộc cùng 1 cây; còn thụ phấn chéo thì hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn thuộc 2 cây khác nhau.
Quan sát Hình 37.15 và đọc thông tin, hãy mô tả sự thụ phấn và sự thụ tinh bằng cách xác định thứ tự đúng của các sự kiện sau.
Các sự kiện trong quá trình thụ phấn và thụ tinh | Thứ tự đúng
|
Ống phấn tiếp xúc với noãn. | 4 |
Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử. | 5 |
Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm. | 2 |
Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy. | 3 |
Nhụy và nhị cũng chín. | 1 |
Hãy chọn những từ ngữ thích hợp sau đây ( ống phấn, tê bào sinhd ục cái, hạt phấn ) để điển vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của đoạn văn sau :
Ở thực vật có hoa, sau khi thụ phấn trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một…(1)…Sau đó, ..(2)…được chuyển đến phấn đầu của ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu nhụy, sau đó phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào ...(3)..khi tiếp xúc.
(1): ống phấn, (2): tế bào sinh dục đực; (3): noãn
(1): ống phấn
(2): tế bào sinh dục đực
(3): noãn
Quan sát một hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và xem H.30.2, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
- Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
- Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phán hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác?
- Nhụy hoa có đặc điểm gì khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
- Hãy tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ và mùi hương thơm để hấp dẫn sâu bọ.
- Tràng hoa thường được xếp thanhg hình ống nhỏ hẹp, sâu bọ muốn lấy được mật thường phải chui vào trong hoa.
- Bao phấn chứa hạt phấn bên trong nằm ngay trên đầu nhị, sâu bọ dễ dàng chạm vào. Ngoài ra hạt phấn có gai, có chất dính nên sâu bọ dễ dàng mang theo sang hoa khác.
- Đầu nhụy có chất nhầy nên dễ dàng giữ lại hạt phấn.
- Những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
+ Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, mùi thơm để hấp dẫn sâu bọ.
+ Hạt phấn có gai, có chất dính nên sâu bọ dễ dàng mang theo sang hoa khác.
+ Đầu nhụy có chất nhầy nên dễ dàng giữ lại hạt phấn.