Quan sát hình 11.2, mô tả hiện tượng cảm ứng ở thực vật, động vật và con người.
Hãy quan sát vườn trường, vườn cây, công viên hoặc trang trại,... và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tìm kiến các cây và con vật sống ở khu vực đó.
2. Mô tả môi trường sống của thực vật và động vật nơi em quan sát.
3. Tìm hiểu việc làm của con người làm cho môi trường sống của thực vật và động vật ở đó thay đổi.
4. Hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý ở trang bên.
1.
- Khu vực ao, hồ
+ Các cây sống ở khu vực ao, hồ: cây hoa súng, cây lục bình, cây thủy trúc
+ Các con vật sống ở khu vực ao, hồ: ếch, cá, tôm
- Khu vực bờ hồ
+ Các cây sống ở khu vực bờ hồ: cây xuyến chi, cây rau má, cỏ mần trầu, cỏ gà
+ Các con vật sống ở khu vực bờ hồ: bướm, cò, chuồn chuồn
- Khu vực trong vườn
+ Các cây sống ở trong vườn: cây sấu, cây me, cây ổi, cây xoài…
+ Các con vật sống ở trong vườn: con sâu, con chim
2.
Môi trường sống | Mô tả |
Khu vực ao, hồ | Nước bẩn, đục, có mùi hôi, |
Khu vực bờ hồ | Có nhiều rác, có mùi hôi thối, cỏ nát |
Khu vực trong vườn | Có nhiều rác, có mùi hôi |
3.
- Những việc làm của con người làm cho môi trường sống của thực vật và động vật ở đó thay đổi:
+ Vứt rác ra ao, hồ, bụi rậm,…
+ Đổ nước bẩn xuống ao, hồ, sông, suối,…
+ Xây dựng trung tâm thương mại.
+ Chặt cây.
+ Phun thuốc trừ sâu
+ Giẫm lên cỏ, hoa
4.
Đọc thông tin ở mục III kết hợp với quan sát Hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.
Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải là hiện tượng cảm ứng ở thực vật không?
-Mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: Lá của gọng vó có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Khi côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong cuộn lại giữ chặt rồi tiêu hoá con mồi.
-Hiện tượng bắt mồi của cây gọng vó là hiện tượng cảm ứng của thực vật vì đó là phản ứng của cây đối với kích thích từ môi trường.
b) Tác hại của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống .
- Kí sinh gây bệnh con người :
Quan sát hình 19.7 , mô tả vòng đời của giun qua các giai đoạn từ 1 đến 4
- Kí sinh gây bệnh cho động vật :
Quan sát hình 19.8 , mô tả con đường xâm nhập của sán vào cở thế người và động vật . (chương trình VNEN/trang 16)
Tác hại của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống
* Ruột khoang: Một số loài sứa gây ngứa và độc cho người. Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy.
* Giun:
- Sán lá máu: kí sinh trong máu người. Ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da.
- Sán dây: kí sinh trong ruột non người và cơ bắp động vật (trâu, bò, lợn). Trâu, bò, lợn ăn phải thức ăn có ấu trùng của sán dây. Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn có nang sán sẽ mắc bệnh sán dây
- Giun đũa: kí sinh ở ruột non người
- Giun móc câu: kí sinh ở tá tràng của người
- Giun kim: kí sinh trong ruột già người
* Thân mềm:
- Có hại cho cây trồng: các loài ốc sên
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc ao, ốc mút
* Chân khớp:
- Sống bám vỏ tàu, thuyền làm giảm tốc độ giao thông: con sun
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi
Quan sát Hình 4.6, hãy mô tả con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C4.
Tham khảo:
- Diễn ra tại 2 loại tế bào là tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch
- Tại tế bào nhu mô diễn ra giai đoạn cố dịnh CO2 đầu tiên
Chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C (phosphoenl piruvic - PEP). Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C (axit oxaloaxetic - AOA), sau đó AOA chuyển hóa thành 1 hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch.
Quan sát Hình 4.5, hãy mô tả diễn biến con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C3
Có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cố định CO2 : CO2 bị khử để tạo nên sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hợp chất 3C axit photphoglixeric (APG)
- Giai đoạn khử axit photphoglixeric (APG) thành aldehit photphoglixeric (AlPG)
- Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là ribulozo – 1,5 – điphotphat (Rib – 1,5 – điP)
Kết thúc giai đoạn khử có phân tử AlPG, là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6
Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?
Khi miêu tả cần quan sát sự vật, hiện tượng, con người vì nhờ quan sát kĩ mới có thể nắm được những đặc điểm, tính chất của đối tượng. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để nêu bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.3 để thực hiện các yêu cầu:
1. Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật. Cho biết ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt.
2. Cho biết quả và hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa. Giải thích tại sao trong tự nhiên có loại quả có hạt và loại quả không có hạt.
CÂU 1:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
Quá trình thụ phấn | Quá trình thụ tinh |
Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy. | Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. |
Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra. | Kết quả: Hình thành hợp tử. |
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
câu 2:
- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.
Quan sát hình 23.3 và 23.4, nêu một số mô ở người và ở thực vật.
Mô ở người gồm:
– Mô liên kết.
– Mô cơ.
– Mô biểu bì ở da.
Mô ở thực vật gồm có:
– Mô mạch gỗ.
– Mô mạch rây.
– Mô biểu bì.