cho tam giác MNP cân tại P. Gọi H là trung điểm của MN. K là hình chiếu của H trên PM. Đường thẳng qua P và vuông góc với NK cắt HK tại I. Chứng minh rằng I là trung điểm của HK.
Mk dang can gap mn giup mk voi
cho tam giác MNP cân tại P. Gọi H là trung điểm của MN. K là hình chiếu của H trên PM. Đường thẳng qua P và vuông góc với NK cắt HK tại I. Chứng minh rằng I là trung điểm của HK
Cho tam giác MNP cân tại P. Gọi H là trung điểm của MN. K là hình chiếu vuông góc của H trên PM. Dựng đường thẳng qua P vuông góc với NK cắt HK tại I. Chứng minh I là trung điểm của HK
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của BC, AC.
a) Chứng minh tứ giác ABHK là hình thang.
b) Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với AH, cắt tia HK tại D. Chứng minh AD=BH.
c) Vẽ HN vuông góc với AB (N thuộc AB), gọi I là trung điểm của AN. Trên tia đối của tia BH, lấy điểm M sao cho B là trung điểm của HM. Chứng minh MN vuông góc với HI.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A có đường cao AH đường thẳng qua A và song song với BC cắt đường thẳng qua C song song với AH tại K gọi I là hình chiếu của H trên AC M, N, J là trung điểm của IC, AK, HI
1) Chứng minh tứ giác AJMN là hình bình hành
2) Chứng minh BI vuông góc với MN
*Bạn tự vẽ kình nha
a) Xét \(\Delta\) IHC có J, M là trung điểm của IH,IC
=> JM là đường trung bình
=> +) JM = 1/2 HC
+) JM // HC
Có AK // BC mà H thuộc BC => AK // HC
mà JM // HC (cmt)
=>AK // JM
Lại có N là trung điểm của AK => +) N\(\in\)AK
mà AK // JM (cmt) => AN // JM (1)
+) AN = 1/2 AK
Xét tứ giác AKNH có AK // Hc , AH // KC
=> AKNH là hình bình hành => AK = HC
Có : AN = 1/2 AK
JM = 1/2 HC
=> AN = JM (2)
Từ (1) và (2) => tứ giác ANMJ là hình bình hành
Xem lại đề nhà bạn, BI vuông góc với MN thì hơi vô lí, BI vuông góc với AN thôi
Gọi gia điểm của AJ và BI là G. và giao điểm của AH và BI là O.
Ta c/m đc : IH=IC => \(\frac{1}{2}.IH=\frac{1}{2}.IC\)=> JH=\(\frac{1}{2}.IC\) (vì J là t/đ của HI)=> \(\frac{JH}{IC}=\frac{1}{2}\)
Mặt khác : \(\frac{AH}{BC}=\frac{1}{2}\) (vì tg ABC vuông cân tai A) . Nên \(\frac{JH}{IC}=\frac{AH}{BC}\)
xét tg AJH và tg BIC có: \(\frac{JH}{IC}=\frac{AH}{BC}\)(cmt) ; ^AHJ=^BCI (cùng phụ vs ^IHC)
=> tg AJH đ.dạng vs tg BIC(c.g.c)=> ^HAJ=^CBI
Xét tg BOH có: ^OBH+^BHO+^HOB=180( t/c tổng các góc trong tg)=> ^OBH+90+^HOB=180 (vì ^BHO=90) (1)
Xét tg AOG có: ^OAG+^AGO+^GOA=180(......................................) (2)
Từ (1),(2) => ^OBH+90+^HOB=^OAG+^AGO+^GOA
mà ^OBH=^OAG (vì ^HAJ=^CBI) ; ^HOB=^GOA (đ.đ) nên ^AGO=90 => BI vuông góc vs AJ. Mà AJ//MN(vì tg AJMN là hbh) nên BI vuông góc vs MN (đpcm)
Cho tam giác MNP vuông taib M (MN<MP) đường cao MH. Từ H kẻ HQ vuông góc với MN tại Q và HG vuông góc với MP tại G.
a) Chứng minh tứ giác MQHG là hình chữ nhật.
b) Gọi I là trung điểm của HP, K là điểm đối xứng với M qua I. Chứng minh MP//Hk
c) QG cắt MH tại O; PO cắt MK tại D. Chứng minh: MK= 3MD
cho tam giác MNP vuông tại M có MN=5,NP=13. Lấy điểm K trong tam giác MNP soa cho tam giác MNK vuông cân tại K. Gọi H là trung điểm của NP. Tính HK. (Gợi ý: NK cắt MP tại I)
Hình tự vẽ :(
Gọi \(Q\) là giao điểm của \(HK\) và \(MN\)
\(\Rightarrow KQ\) là đường trung tuyến của \(\Delta MNK\Rightarrow QM=QN\)
Xét \(\Delta MNI\) và \(\Delta KNM\) \(\left(\widehat{M}=\widehat{K}=90^o\right)\)
ta có: \(\widehat{N}\) là góc chung
\(\Rightarrow\Delta MNI\sim\Delta KNM\) \(\left(g-g\right)\)
mà \(\Delta KNM\) là tam giác vuông cân tại \(\widehat{K}\) \(\left(gt\right)\)
\(\Rightarrow\Delta MNI\) là tam giác vuông cân tại \(\widehat{M}\)
\(\Rightarrow MN=MI\) \(\Rightarrow MI=5\)
mà \(MK\) là đường cao của \(\Delta MNI\)
\(\Rightarrow MK\) cũng là trung tuyến của \(\Delta MNI\)
\(\Rightarrow KN=KI\)
Xét \(\Delta MNI\) ta có:
\(QN=QM\) \(\left(cmt\right)\)
\(KN=KI\) \(\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow QK\) là đường trung bình của \(\Delta MNI\)
\(\Rightarrow QK=\dfrac{MI}{2}=\dfrac{5}{2}\)
Xét \(\Delta MNP\) ta có:
\(QN=QM\) \(\left(cmt\right)\)
\(HN=HP\) (\(H\) là trung điểm của \(NP\))
\(\Rightarrow QH\) là đường trung bình của \(\Delta MNP\)
\(\Rightarrow QH=\dfrac{MP}{2}=\dfrac{13}{2}\)
Ta có \(QH=QK+HK\)
\(\Rightarrow HK=QH-QK=\dfrac{13}{2}-\dfrac{5}{2}=4\)
Vậy \(HK=4\)
Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AH đường thẳng qua A và song song với BC cắt đường thẳng qua C song song với AH tại K gọi I là hình chiếu của H trên AC M, N, J là trung điểm của IC, AK, HI
1) Chứng minh tứ giác AJMN là hình bình hành
2) Chứng minh BI vuông góc với MN
1) Ta có:
\(\hept{\begin{cases}IM=\frac{1}{2}HC\\AN=\frac{1}{2}AK\\HC=AK\end{cases}}\)\(\Rightarrow IM=AN\)
mà IM // AN
\(\Rightarrow\)AJMN là hình bình hành.
Tam giác MNP cân tại M. A là trung điểm của MN, B là trung điểm của MP, PA cắt BN tại I. Đường vuông góc với MN tại N và đường vuông góc với MP tại P cắt nhau tại H
Chứng minh
a) Tam giác PNB = NPA
b) MI là đường trung trực NP
c)3 điểm M,I,H thẳng hàng
a) Tam giác MNP cân tại M => ^MNP=^MPN hay ^ANP=^BPN.
=> MN=MP=> 1/2MN=1/2MP => AN=BP
Xét \(\Delta\)PNB & \(\Delta\)NPA:
NP chung
^BPN=^ANP => \(\Delta\)PNB=\(\Delta\)NPA (c.g.c)
BP=AN
b) \(\Delta\)MNP : NB và PA là 2 đường trung tuyến, chúng cắt nhau tại I
=> MI là trung tuyến của \(\Delta\)MNP. Mà \(\Delta\)MNP cân tại M
=> MI đồng thời là đường trung trực của \(\Delta\)MNP => MI là trung trực của NP. (đpcm)
c) Gọi giao điểm của MI và NP là K => MK đồng thời là đường phân giác của \(\Delta\)MNP
hay MK là phân giác ^NMP (1)
Xét \(\Delta\)MNH & \(\Delta\)MPH:
MN=MP
^MNH=^MPH => \(\Delta\)MNH=\(\Delta\)MPH (Cạnh huyền, cạnh góc vuông)
MH chung
=> ^NMH=^PMH (2 góc tương ứng) => MH là phân giác ^NMP (2)
Từ (1) và (2) => 3 điểm M,K,H thẳng hàng. Mà điểm I thuộc MK => M,I,H thẳng hàng (đpcm)
Nhớ k cho mình nhé!