Những câu hỏi liên quan
uông công sự
Xem chi tiết
Bùi Yến Nhi
12 tháng 10 2023 lúc 12:56

Vạn vật trên thế gian đều có giới hạn và con người cũng vậy. Suy cho cùng, đó chính là ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người hoặc điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật, sự việc. Ngoài ra, ta còn thể hiểu giới hạn là những điều cấm kị mà chúng ta không được phép vi phạm. Nhờ có giới hạn mà con người tự ý thức được về năng lực của bản thân từ đó đưa ra định hướng cho đời sống. Trong các mối quan hệ xã hội, giới hạn dạy con người yêu thương lẫn nhau. Khi tồn tại dưới dạng luật pháp, thiết chế xã hội thì giới hạn còn đem đến kỉ cương, trật tự cho cả cộng đồng. Có những giới hạn được tạo nên từ định kiến, sự bảo thủ, nỗi lo âu và điều ta cần làm là đập tan chúng để được sống tự do. Việc quẩn quanh trong vòng an toàn, cam chịu kiếp sống nhàm chán hay việc sống vô kỉ luật, xâm phạm giới hạn của xã hội như vi phạm pháp luật, suy đồi đạo đức đều không đúng đắn. Hãy học cách ghi nhận giới hạn của bản thân và coi đó là nấc thang để ta bước tiếp trên con đường chinh phục hạnh phúc.

Shop Pennie
Xem chi tiết
Yếnn Hảii
Xem chi tiết
Kary Sasaki
Xem chi tiết
tamanh nguyen
22 tháng 8 2021 lúc 22:30

Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết. Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng.

nthv_.
22 tháng 8 2021 lúc 22:34

Tham khảo:

Hơn cả một phẩm đức tốt đẹp, giản dị là một truyền thống cao quý của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Người có lối sống giản thường không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách, biết quý trọng của cải, vật chất, không chạy theo nhu cầu vật chất hay hình thức bề ngoài. Người giản dị luôn thẳng thắn, sống chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi thế họ luôn được quý trọng và yêu mến. Ai cũng cần thực hành lối sống giản dị trong cuộc sống của mình. Trước hết, không phung phí tiền bạc và thời gian nếu không cần thiết. Sống cuộc sống đơn sơ, giản dị, hòa hợp với cộng đồng, thân thiện và cởi mở với mọi người. Biết yêu thương, quý trọng và giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, giản dị không có nghĩa là tềnh toàng, cẩu thả hay thiếu tôn trọng hình thức của mình một cách thái quá. Giản dị làm nên vẻ đẹp chân thực của con người. Cuộc sống trở nên có ý nghĩa là bởi con người không đề cao vật chất, xem trọng nhân cách, lối sống, hòa hợp bản thân với cộng đồng. Ai cũng biết sống giản dị sẽ tiết kiệm được cho xã hội biết bao thời gian và của cải. Sống giản dị thể hiện một nhân cách cao quý. Bởi thế, lối sống giản dị quả thực là lối sống mẫu mực, đầy tính nhan văn, thật đáng trân trọng và ngợi ca.

Nguyễn Thị Thu Phương
Xem chi tiết
ღղɕọℭ ɦ¡ếղ ღ
10 tháng 5 2020 lúc 15:21

bạn có thể tham khảo:
Tận hưởng các giá trị của cuộc sống là hành động của bản năng còn cống hiến sức mình cho xã hội lại được thực hành bởi ý chí. Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để giúp người khác vượt qua khó khăn thử thách là một hành vi cao quý. Người biết cho đi, biết giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi luôn được người khác kính trọng, yêu thương và đền đáp. Người không biết cho đi thứ gì thường sống ích kỉ, ỷ lại vào người khác, sẽ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là còn mãi bởi những gì mình đã cho đi sẽ được sinh sôi nảy nở qua sức lao động của người khác, một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với mình. Khi cho đi, cũng đừng mong cầu người khác đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức khác, một giá trị khác. Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả; giàu mà không dám cho là thiếu đến tận cùng. Những ngọn núi cao mãi lên bởi nó không từ chối nhận về những hạt bụi, những dòng sông chảy mãi bởi nó biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong cuộc đời mình để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống, để làm việc thành công, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và để sống hạnh phúc

Khách vãng lai đã xóa
Mai Linh chi
Xem chi tiết
Khang UwU
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 10 2021 lúc 22:06

Em tham khảo:

Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời"  với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.

 

nhung olv
22 tháng 10 2021 lúc 22:06

Tham khảo

Câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc/ Con không cha như nòng nọc đứt đuôi" là câu tục ngữ đúng đắn và sâu sắc để nói về vai trò của người cha trong cuộc sống của mỗi người con. Thật vậy, Với hình ảnh so sánh "như nhà có nóc", tác giả dân gian đã diễn tả sinh động, gợi hình, gợi cảm, chân thực vai trò của người cha trong cuộc sống của con. Đó là cha chính là nóc nhà, là mái nhà chở che cho ngôi nhà, cho cuộc sống của con luôn được bình an trước sóng gió ngoài kia. Ngược lại, hình ảnh so sánh "như nòng nọc đứt đuôi" cũng đã diễn tả chân thực, gợi hình, gợi cảm việc con không có cha. Khi con không có cha thì việc đó cũng giống như nòng nọc không có đuôi, rất khó khăn và vất vả để sống và tồn tại. Cùng với mẹ, cha là người nuôi dưỡng, chở che và đóng vai trò quan trọng cho quá trình lớn lên và trưởng thành của mỗi người con. Cha luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất và nhận lấy hộ ta những điều giông bão, sóng gió trong cuộc sống này. Tóm lại, câu tục ngữ dù ngắn gọn đã diễn tả được vai trò quan trọng của người cha trong cuộc sống của chúng ta. Từ đó, mỗi người con ý thức được sự hiếu thảo và báo đáp dành cho cha mẹ của mình.

Huy Trần
2 tháng 11 2021 lúc 19:43

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ ra những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao so sành ấy. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xua đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.

Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã dứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn.Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.

Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.

Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấm ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp chữ hiếu? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là một cách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng bưng cho cha mẹ khi ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia... Điều quan trong nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn ... luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.

van mãu thoi nha 

Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 5 2022 lúc 4:22

Đoạn văn đảm bảo các nội dung chính sau:

- Giải thích: “tấm lòng” là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Trịnh Công Sơn muốn khẳng định sống trong đời sống, mỗi người cần có một tấm lòng biết quan tâm, yêu thương, biết dành những điều tốt đẹp cho người khác.

- Vì mỗi người chỉ được sống có một lần trong cuộc đời, và “người với người sống để yêu nhau” nên phải dành tất cả những gì tốt đẹp cho mọi người xung quanh thì mới làm cho cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn.

- Biểu hiện của việc sống có tấm lòng:

+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ: biết sẻ chia, chúng ta nhân đôi niềm vui, chia vợi nửa nỗi buồn. Khi con người biết quan tâm đến nhau, thế giới sẽ không còn khổ đau và bất hạnh.

+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết tha thứ và bao dung, để không có sự ích kỉ, hận thù, để xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm êm.

+ Tấm lòng của sự dũng cảm, của đức hi sinh: Dũng cảm để xả thân vì lí tưởng cao đẹp, để biết hi sinh cho những điều xứng đáng.

- Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, vẫn không ít người thiếu những “tấm lòng”, sống nhỏ nhen, chỉ biết vun vén cho bản thân.

- Bài học hành động và liên hệ bản thân: không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn, tấm lòng để biết sống vì người khác, biết cho đi.

Cao Lê Trúc Phương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 4 2022 lúc 6:43

nguyên 1 bài đó.-.?