Những câu hỏi liên quan
Mina
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 5 2023 lúc 23:08

đó là bài thơ: Bếp lửa, ánh trăng

  
Mina
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
5 tháng 6 2023 lúc 12:10

Em đang hỏi bài nào vậy nhỉ?

Mina
Xem chi tiết
phuong ta
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
11 tháng 10 2023 lúc 12:14

Dế Mèn là nhân vật được xây dựng với một ngoại hình ấn tượng. Dế Mèn mang vẻ đẹp khoẻ khoắn và mạnh mẽ của tuổi trẻ như một tráng sĩ hừng hực khí thế. Nhưng chú ta lại mắc căn bệnh "tự phụ". Chú tự cho mình quyền hơn người khác và nói chuyện khinh khỉnh với Dế Choắt yếu đuối. Chính thói kiêu căng tự phụ ấy đã khiến hắn gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Trước khi qua đời, Dế Mèn đã được lĩnh hội một bài học quý giá. Chính bài học ấy đã là bước ngoặt để Dế Mèn thay đổi bản thân trên hành trình đi phiêu lưu ký khắp nơi.

Phép nhân hoá qua cách gọi chú ta

Phép so sánh trong câu thứ 2 qua từ "như" 

Học thật giỏi
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
26 tháng 4 2023 lúc 9:13

Đây là một phần bài viết về sự lạc quan mình từng làm, bạn tham khảo cho ý bài viết của mình nhé: 

Cuộc sống được tạo nên bởi những sợi giang đa màu sắc, tồn tại xen kẽ với nhau là những niềm vui và nỗi buồn luân phiên tìm đến. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cho rằng lạc quan là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho con người trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Khi trong trạng thái lạc quan, chúng ta sẽ luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực “nhìn đời bằng cả con tim”, tâm hồn thư thái. Lạc quan gìn giữ lại trong trái tim con người niềm tin, hy vọng dù trong hoàn cảnh nào. Nơi nào có lạc quan tồn tại, nơi đó có sự sống. Trở lại những trang thơ viết về người lính chiến đấu, dù họ là người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp hay là những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, họ mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của Tổ quốc. Tinh thần lạc quan chiến đấu của họ đã góp phần mang chiếc áo hoà bình ôm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Lạc quan còn là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt. Cuộc sống đặt ta trong những hoàn cảnh éo le ngang trái, nhưng với những người lạc quan họ luôn biết cách đổi chiều những bất khó khăn thành một phần kinh nghiệm để thành công. Nhà văn Ernest Hemingway buồn phiền vì bị mất va li bản thảo mà ông trân trọng nhất nhưng sau cuộc trò chuyện với người bạn Ezra Pound đã giúp ông có thêm lạc quan để viết lại tác phẩm của mình với tinh hoa sáng tạo mới và nền tảng được xây từ bản thảo trước đó. Và sau này chúng ta có đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway. Khi mỗi chúng ta có trong mình niềm lạc quan sẽ là con người có thể học được cách “sống chủ động trong thế giới bị động” tạo động lực để xây dựng xã hội phát triển,. Song không phải sự lạc quan nào cũng mang đến kết quả tốt. Helen Keller từng khẳng định “ Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” nhưng cũng từng cảnh báo “Có một sự lạc quan nguy hiểm của sự ngu dốt và thờ ơ”. Đó là khi chúng ta để ý đến điều tốt mà bỏ qua những nguy cơ tai họa đang đến gần gây nên những nhận thức sai lầm về hoàn cảnh dẫn đến trả giá bằng thất bại lớn. Lạc quan cũng phải đi cùng nhận thức của lý trí. “Bầu trời không phải lúc nào cũng màu xám. Chỉ là nỗi buồn làm bạn muốn chối bỏ những ngày xanh”. Cuộc đời là một con đường bao phủ bởi đêm đen vô tận nhưng đâu đó vẫn có ánh sáng được thắp lên , hãy cứ lạc quan về hạnh phúc trước mắt mà bước đi bạn sẽ tìm được ánh sáng nơi cuối con đường. 

 

Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 3 2019 lúc 14:14

Hỏi đáp Ngữ văn

tung
Xem chi tiết
bảo ngọc :>
Xem chi tiết
Minh Hồng
8 tháng 12 2021 lúc 20:50

Tham khảo

Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:

 

"Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa"

Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.

Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?

Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.

Tử-Thần /
8 tháng 12 2021 lúc 20:51

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

 

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

lạc lạc
8 tháng 12 2021 lúc 20:51

bạn tham khảo

 

Cảnh khuya tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm mà cuộc chiến chống Pháp đang rất cam go, ác liệt. Giữa thời điểm đó Bác vẫn thể hiện được sự lạc quan, ung dung đến lạ kì. Người còn dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp nơi này.

Bài thơ mở đầu bằng những câu hình ảnh gợi hình gợi thanh mô tả khung cảnh núi rừng rất hay:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bác như một người họa sỹ vẽ nên vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên Việt Bắc, trong đêm khuya tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, tiếng hát trong trẻo. Tiếng suối làm cho không gian càng thêm tĩnh lặng hơn.

Hình ảnh ánh trăng có sức gợi hình cao, “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trăng sáng chiều vào cây cổ thụ, chiếu qua những tán lá, cành cây, ánh trăng và lá cây như hòa quyện vào nhau in hình xuống mặt đất thật đẹp.


 
Khung cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả có xa và gần, xa là tiếng suối róc rách đang chảy, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ẩn chứa một sức sống từ thiên nhiên. Âm thanh tiếng suối và hình ảnh ánh trăng như khúc ca êm đềm, du dương trong cảnh thiên nhiên Việt Bắc.

Trong hai câu đầu tác giả chỉ tập trung hoàn toàn vào tả khung cảnh núi rừng, hai câu sau thể hiện tâm trạng của con người đó là Bác Hồ, người đang rất tâm trạng:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như vậy nhưng Bác vẫn không quên nỗi lo nước nhà, lo lắng thời cuộc khi cuộc chiến tranh đang rất ác liệt. Câu thơ như nói lên tâm trạng của Bác, Bác ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp trong đêm khuya nhưng tâm trạng vẫn hướng tới việc nước. Từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng đến việc dân, việc nước, Bác nhận ra mình đang là một người quan trọng, lãnh đạo nhân dân đất nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì.

Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác, câu thơ cuối nói lên nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu trên, “vì lo nỗi nước nhà” Bác không có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình.

Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm và nỗi niềm của một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác vẫn luôn là con người giản dị, yêu thiên nhiên và lo lắng cho vận mệnh của nước nhà.

Vũ Thị Hải	Linh
Xem chi tiết
Vũ Thị Hải	Linh
3 tháng 12 2023 lúc 9:54

Viết đoạn văn ý ạ 

Citii?
3 tháng 12 2023 lúc 11:11

Tham khảo

Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.