Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 10 2018 lúc 6:18

Bữa trước em được đi xem xiếc. Diễn viên xiếc làm em chú ý nhất, thích thú nhất chính là chú hề. Chú thật là vui tính và có tài làm mọi người phải cười ngả cười nghiêng.

Người chú dong dỏng cao. Trên đầu chú đội một cái mũ thủng chóp nên có một chỏm tóc chìa cả ra ngoài. Bộ ria của chú rậm và dài, đặc biệt là có thể động đậy mỗi khi chú nói. Hai má chú bôi phấn đỏ chót như má con gái. Áo của chú mặc cũng thấy lôi thôi, cái sơ mi bên trong thì dài tới gần đầu gối còn cái áo ghi lê ở ngoài thì ngắn cũn cỡn chừng nửa lưng. Cái quần của chú rộng lùng thùng ,đôi giày của chú thì to lớn quá cỡ. Chú khệnh khạng đi ra sân. Chú thấy một cây táo có quả chín đeo lủng lẳng. Chú đến gốc cây toan đưa tay hái trộm thì một con chó béc giê lớn ở trong xổ ra. Chú cuống quít chạy trốn nhưng con chó đã ngoạm được một miếng mông quần và cắn rách ngay ra. Chú hề vừa bưng chỗ quần thủng vừa chạy trông mà cười nôn ruột. Thấy người khác tung hứng chú cũng tung hứng nhưng lại bị cái ghế gỗ rơi trúng lưng tuột mất cả cái áo ghi lê. Chú thấy một con khỉ đi xe đạp thì giằng lấy cái xe bé tí của nó toan ngồi lên thì đã ngã chỏng quèo trên sân khấu. Chú hề cứ liên tục làm cả rạp nổi lên những đợt cười dài...

Khi xem xiếc xong, về tới nhà, mẹ em hỏi em "Con xem xiếc có gì vui không?". Em sốt sắng trả lời ngay: "Thưa mẹ, có chú hề hay lắm mẹ ạ!".

Huy Nguyễn
13 tháng 5 2021 lúc 6:18

Anh tôi là một người rất vui tính. Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy anh cáu kỉnh. Có những lúc bố giận dữ la mắng ầm ĩ vì những trò nghịch ngợm phá phách của anh em chúng tôi, anh chỉ cười trừ rồi xin lỗi bố, thế là bố nguôi giận. Có lần em út tôi sốt cao, cả nhà lo cuống quýt. Riêng anh vẫn giữ được vẻ bình tĩnh, điềm đạm. Chính vì vậy mà anh là người giải quyết được mọi việc. Mẹ tôi thường tự hào bảo: “Anh trai các con đã là người lớn rồi đấy!”. Tôi rất mến người anh cả vui tính và hiền hậu.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 11 2018 lúc 5:19

Bữa trước em được đi xem xiếc. Diễn viên xiếc làm em chú ý nhất, thích thú nhất chính là chú hề. Chú thật là vui tính và có tài làm mọi người phải cười ngả cười nghiêng.

Người chú dong dỏng cao. Trên đầu chú đội một cái mũ thủng chóp nên có một chỏm tóc chìa cả ra ngoài. Bộ ria của chú rậm và dài, đặc biệt là có thể động đậy mỗi khi chú nói. Hai má chú bôi phấn đỏ chót như má con gái. Áo của chú mặc cũng thấy lôi thôi, cái sơ mi bên trong thì dài tới gần đầu gối còn cái áo ghi lê ở ngoài thì ngắn cũn cỡn chừng nửa lưng. Cái quần của chú rộng lùng thùng ,đôi giày của chú thì to lớn quá cỡ. Chú khệnh khạng đi ra sân. Chú thấy một cây táo có quả chín đeo lủng lẳng. Chú đến gốc cây toan đưa tay hái trộm thì một con chó béc giê lớn ở trong xổ ra. Chú cuống quít chạy trốn nhưng con chó đã ngoạm được một miếng mông quần và cắn rách ngay ra. Chú hề vừa bưng chỗ quần thủng vừa chạy trông mà cười nôn ruột. Thấy người khác tung hứng chú cũng tung hứng nhưng lại bị cái ghế gỗ rơi trúng lưng tuột mất cả cái áo ghi lê. Chú thấy một con khỉ đi xe đạp thì giằng lấy cái xe bé tí của nó toan ngồi lên thì đã ngã chỏng quèo trên sân khấu. Chú hề cứ liên tục làm cả rạp nổi lên những đợt cười dài...

Khi xem xiếc xong, về tới nhà, mẹ em hỏi em "Con xem xiếc có gì vui không?". Em sốt sắng trả lời ngay: "Thưa mẹ, có chú hề hay lắm mẹ ạ!".

Ngô Thị Bích Thảo
Xem chi tiết
no_never
26 tháng 4 2018 lúc 20:19

Hoài Linh, Xuân Bắc, Trường Giang, Trấn Thành , Tự Long,.....

Đỗ Trần Phương Anh
26 tháng 4 2018 lúc 20:19

Bạn Chu lại được bạn bè quý mến vì tính tình vui vẻ. Bạn Lý trêu chọc: "Chu thêm dấu huyền là chữ chi?" - Là chù, là chuột chù, họ hàng nhà tớ đó! - nói xong, cậu ta vỗ bụng cười tít cá mắt lại.
 
- Thế tru là con chi bạn Chu?
 
- Tru là con trâu, dân trọ trẹ choa vẫn nói thế. Dễ ợt mà cũng đố, Cũng hỏi.
 
Chu là kho truyện cười của lớp 4A. Cậu ta kể rất hay các truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, truyện Xiển Bột, truyện Ông Ó, .. Một hôm, cả lớp đi chăm sóc vườn hoa, Chu kể câu chuyện "Thôi thật" trong lúc giải lao.
 
Tất cả các bạn đều ôm bụng mà cười, bò ra mà cười. Mặt tỉnh khô, Chu hỏi cả lớp: "Đố các bạn "trung tiện" là gì?”. Vì không có từ điển, nên không ai giải nghĩa được. Chu chỉ tủm tỉm cười.
 
Bạn Chu là người như thế đấy . Cậu ta vui nhộn lắm.

pham phuong anh
26 tháng 4 2018 lúc 20:21

Anh tôi là một người rất vui tính. Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy anh cáu kỉnh. Có những lúc bố giận dữ la mắng ầm ĩ vì những trò nghịch ngợm phá phách của anh em chúng tôi, anh chỉ cười trừ rồi xin lỗi bố, thế là bố nguôi giận. Có lần em út tôi sốt cao, cả nhà lo cuống quýt. Riêng anh vẫn giữ được vẻ bình tĩnh, điềm đạm. Chính vì vậy mà anh là người giải quyết được mọi việc. Mẹ tôi thường tự hào bảo : “Anh trai các con đã là người lớn rồi đấy!”. Tôi rất mến người anh cả vui tính và hiền hậu.

 

Sơn Tùng MTP
Xem chi tiết
phan thị linh
24 tháng 12 2018 lúc 16:55

Bạn có thể xem một số bài làm văn mẫu ở đây nè https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-6

Sơn Tùng MTP
24 tháng 12 2018 lúc 21:49

thanks bạn nhé

datcoder
Xem chi tiết
Tạ Mai Khánh Linh
11 tháng 12 2023 lúc 14:53

Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác

***

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...

Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện

Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...

Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất

 
datcoder
Xem chi tiết
Tạ Mai Khánh Linh
11 tháng 12 2023 lúc 14:54

- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.

Tạ Mai Khánh Linh
11 tháng 12 2023 lúc 14:54

- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.

 

 

Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 12 2016 lúc 16:33

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Lê Quỳnh Minh Vân
13 tháng 12 2016 lúc 18:43

Ấy thế mà thời gian đã thấm thót trôi nhanh nhỉ? Những ngày nô đùa bên bạn bè và học tập cùng thầy cô nay đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí em. Từ một cô học trò nhí nhảnh mà bây giờ đã trở thành một sinh viên tuổi teen rồi. Giờ đây em đã hai mươi tuổi, cũng như bao người khác đang học trong đại học. Nhân ngày nhà giáo Viêt Nam, những người bạn thời thơ ấu đã mời tất cả mọi người ghé thăm trường Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của tuổi thơ học trò.

Trước mắt em hiện ra một ngôi trường với nhiều kỉ niệm quen thuộc xen kẽ một chút lạ lẫm. Cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ " Trường THCS Hoàng Văn Thụ". Em vẫn còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học đến trường , bác cổng dang tay ra chào đón các bạn học sinh , các thầy cô giáo với niềm hân hoan vô cùng. Bước vào sân trường sự thay đổi kì diệu đã xuất hiện. Dãy lớp em học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp học cũ không còn nhưng đâu đây là hình ảnh của đám học trò vui vẻ nô đùa với nhau. Cái Lan chỉ cho mọi người gốc cây bàng cổ thụ năm xưa , nhưng sao giờ nó lại già hơn nhiều nhỉ? Những dòng chữ khắc ngộ nghĩnh của mấy đứa nghịch ngợm trong tụi bây giờ đã mờ dần đi chắc vì thời gian. Bước tới khu tiền sảnh, ai cũng nhìn thấy những bức tranh đạt giải nhất qua từng năm học nào là tôi yêu quê hương, con sông Sài Gòn , cánh diều tuổi thơ,... được trưng bày rất đẹp mắt. Đang mải mê với các bức tranh, em chợt nghe thấy tiếng giảng bài âm vang, trầm bỗng trong những lớp học. Nỗi nhớ thầy cô tràn về, tất cả nhớ lại khoảnh khắc chia tay mọi người với tâm trạng buồn bã riêng em thì nhớ đến cô Trang dạy văn . Ngày ấy cô rất nghiêm khắc , không ít lần đã mắng vì không ai chịu nghe giảng nên một số bạn đã tỏ ý không bằng lòng . Nhưng sau này, các bạn ấy đã tâm sự rằng :

- Khi xa cô rồi giờ mình mới thấm thía những lời cô dạy.

Thực ra ngày đó do ai cũng chỉ thích chơi nên không bao giờ nghe cô giảng. Giờ đây lớn khôn, em chỉ mong sẽ gặp lại cô để nói hết nỗi niềm của mình. Không ngờ cô Trang nhìn thấy cả lớp đi đến nói:

- Các con có phải là lớp 64 không năm xưa không?

Mọi người ngỡ ngàng vì tầm mấy năm trời mà cô vẫn nhớ rõ . Em thay mặt cả lớp trò chuyện với cô:

- Cảm ơn cô vì vẫn còn nhớ mọi người . Chuyện năm xưa cho chúng em xin lỗi vì chưa hiểu hết tấm lòng dạy dỗ của cô dành cho cả lớp .

Cô xúc động vuốt tóc em mỉm cười, một nụ cười vô cùng đôn hậu :

- Cô chỉ mong các con sau này khôn lớn , trở thành những có ích cho xã hội có dịp về ghé thăm là cô vui rồi.

Trống vào lớp vang lên nên cả lớp phải chia tay cô. Lúc này chẳng ai muốn rời xa cô, em nghĩ tết năm nay sẽ họp lớp ghé thăm mái trường này và thầy cô giáo chủ nhiệm.

Chào tạm biệt tuổi thơ yêu dấu và mái trường kính yêu. Nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai đã chắp cánh cho em bao ước mơ hy vọng. Dù đi đâu hay về đâu chăng nữa, em sẽ luôn nhớ về một thời cắp sách tới trường của mình.

(Có vài chỗ mình làm không hay cho lắm nên bạn có thể sửa đổi lại một chút)

Thảo Phương
13 tháng 12 2016 lúc 18:56

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

 

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

 

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

trần ngọc linh
Xem chi tiết
trần ngọc linh
14 tháng 9 2021 lúc 21:03

giúp mình với ạ!!!

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
14 tháng 9 2021 lúc 21:06

đấy là truyện với cảm nghĩ của chính bạn về bộ phim mà

Trương Thị Châu Sa
14 tháng 9 2021 lúc 21:45

mik viết 1 vài câu lm ví dụ nhé! 

Như bao người khác, tôi cũng đã từng đọc qua rất nhiều cuốn sách hay xem nhiều bộ phim trong nhiều thể loại, nhưng đối với tôi cuốn truyện mà để lại nhiều cảm xúc đặc biệt nhất lại là truyện thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh. Các bạn có biết vì sao không? Bởi vì nhân vật chính trong câu chuyện là một nhân vật lúc vừa có niềm vui và nỗi buồn nhưng nỗi buồn chiếm phần nhiều hơn.

Nhân vật tôi chuẩn bị nói với các bạn có tên là Quỳnh, là một cậu bé nghèo.......

Mik giúp đc nhiu đóa thoy đếy, phần còn lại bn tự mik nghĩ đi nhé, tại mỗi ng có 1 suy nghĩ khác nhau á.

Trần Thanh
Xem chi tiết
....
15 tháng 10 2021 lúc 14:56

Dứt lời, bà lại lúi húi tranh thủ làm phép tính trong cuốn sổ nhỏ ghi các món hàng hóa xuất-nhập hằng ngày của cửa hàng tạp hóa mà mình bà đang quản lý. Cách làm việc cần mẫn, chăm chỉ ấy có lẽ bà vẫn còn giữ được từ thời làm nhân viên nuôi quân, sau đó là bếp trưởng bếp cơ quan của Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y)...

Cái duyên với nghiệp “nuôi quân”

Nhiều lần gọi vào số máy bàn của gia đình không được, cuối cùng, tôi phải “cầu cứu” Đại tá Nguyễn Văn Hanh, nguyên Trưởng phòng Hậu cần-Kỹ thuật Bệnh viện Quân y 103, thì được anh Hanh giải thích: “Bà Dung ngồi từ sáng đến tối ngoài cửa hàng tạp hóa, ông thì hay sang hàng xóm chơi nên gọi không ai nghe là đúng rồi. Cậu cứ đi vào sân bóng Yên Xá, xã Tân Triều, (huyện Thanh Trì,TP  Hà Nội) hỏi bà Dung bán tạp hóa, ai cũng biết”. Quả thật, khi còn cách sân vận động cả cây số, tôi hỏi thăm về bà Dung, đã có người cặn kẽ chỉ đường. Nghe tôi gọi bà bằng danh xưng “Anh hùng”, người chỉ đường ngạc nhiên: “Bà ấy là Anh hùng Lao động cơ á? Vậy mà chúng tôi ở đây ít người biết lắm. Anh hùng mà giản dị, chẳng khác gì người bình thường thế nhỉ?”.

 

Cửa hàng tạp hóa ghi tên “Bác Dung” trên tấm biển không có gì đặc biệt so với các gian hàng khác. Và bà chủ ngồi chìm nghỉm trong các gian hàng hóa. Thấy tôi không tìm mua hàng mà đặt vấn đề muốn viết về mình, bà Dung cười: “Có gì đâu cháu. Bác chẳng có gì nổi bật đâu. Ngày ấy cả nước đều khổ, ai cũng phải phấn đấu hết mình. Nước mình ngày ấy ai chẳng là anh hùng. Nói vậy, nhưng rồi bà cũng kể cho tôi nghe về quãng đời binh nghiệp gắn chặt với công việc “nuôi quân” của mình.

Theo lời bà kể, tôi được biết Trung tá QNCN, Anh hùng Lao động Đinh Thị Dung sinh năm 1943, tại Ứng Hòa, Hà Tây (cũ), nay là TP Hà Nội. Năm 4 tuổi, cô bé Dung theo mẹ ra Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì sinh sống. Năm 1959, khi vừa tròn 16 tuổi, Dung xin vào làm công nhân tại Học viện Quân y, với công việc nấu ăn. Năm 1963, nhận thấy tâm huyết, trách nhiệm với công việc của nữ nhân viên, cấp trên đã quyết định tuyển dụng Đinh Thị Dung vào quân đội và điều chuyển sang làm nhiệm vụ nấu ăn tại Viện 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y). Nhận thấy trình độ của mình còn hạn chế nên lúc rảnh rỗi, bà Dung lại tranh thủ tự học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhất là kỹ thuật nấu ăn và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, sau thời gian ngắn, bà được cử làm quản lý bếp ăn của bệnh viện.

Câu chuyện của tôi với bà Dung liên tục bị ngắt quãng do thỉnh thoảng lại có khách vào mua hàng. Chờ mãi, bà mới có rảnh để kể cho tôi nghe những kỷ niệm về một thời bà nấu ăn, phục vụ bộ đội trong điều kiện địch đánh phá đầy gian nan, vất vả. “Nhà tôi ở cách bệnh viện khoảng 3 km, nhưng bình thường tôi chỉ đi bộ đến cơ quan. Hôm nào cũng phải đến sớm trước giờ ăn một tiếng để kiểm tra thực đơn, chất lượng thực phẩm. Sau đó kiểm tra sổ sách, để ý xem bộ đội phản hồi thế nào về bữa ăn để kịp thời rút kinh nghiệm. Những hôm trực nấu bữa sáng, tôi ở lại luôn đơn vị. Nhớ lúc địch leo thang ném bom Hà Nội, mọi người cứ giục tôi đi sơ tán, nhưng tôi nhất quyết không chịu. Bởi vì mình mà đi, thì ai ở lại nấu ăn phục vụ y bác sĩ và thương binh? Có lần bom rơi đúng khu vực bệnh viện, nhiều người lo cho tôi nên mắng gay gắt lắm, bảo tôi là phụ nữ chân yếu tay mềm ở lại làm gì? Tôi chỉ cười không nói gì”.

Nấu ăn trong điều kiện bình thường đã vất vả, vào thời điểm phải sơ tán để tránh bom của địch lại càng vất vả hơn. Đã nhiều lần, bếp trưởng Đinh Thị Dung phải lặn lội đạp xe cùng cấp dưỡng đi mấy chục cây số mua thức ăn, mua than về để nấu bếp. Có những lúc thực phẩm khan hiếm, cơm phải độn ngô, sắn, khoai, hạt bo bo..., thương cán bộ, học viên, bà Dung tìm mọi cách để cải thiện bữa ăn cho anh em, như: Tự tổ chức xay gạo, ngô, khoai làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh ngô ăn đổi món cho đỡ ngán. Rồi những khi trời lặng, bà lặn lội đi quanh khu vực sơ tán, đến từng cánh đồng ở khu vực quanh Hà Đông để tìm mua của người dân tôm, cua, cá còn tươi, mang về xay giã, nấu canh cải thiện cho chiến sĩ. Hình ảnh bếp trưởng với chiếc xe đạp cà tàng đi tìm mua các loại thực phẩm đã trở nên thân quen với người dân quanh vùng Hà Đông khi đó.

Một kỷ niệm mà bà Dung cũng không thể quên trong cuộc đời quân ngũ, đó là khoảng tháng 2-1960, bà được giao nhiệm vụ nấu ăn phục vụ lớp đào tạo quân y sĩ đầu tiên cho cán bộ nước bạn Lào sang học tại Học viện Quân y. Lúc đầu, do chủ quan, bà cứ nghĩ các bạn Lào cũng ăn như người Việt nên tự tin “trổ tài”, mang những món đặc sản của quê hương ra thết đãi bạn. Nhưng vừa xuống bếp ăn, nhìn thấy những món “lạ hoắc”, toàn bộ học viên nhất loạt bỏ ăn. Không hiểu chuyện gì xảy ra, bà hớt hải đi tìm cán bộ quản lý học viên để hỏi nguyên do. Lúc đó mới ngã ngửa khi biết bạn có thói quen ăn cơm nếp bốc tay và trong bữa ăn phải có nhiều ớt cay. Vậy là bà lại cầu thị nhờ phiên dịch trao đổi để các bạn Lào dạy cho bà cách chế biến, nấu nướng. Cuối cùng, sau nửa tuần cặm cụi học cách chế biến, bà thành thạo các món “tủ” của bạn Lào, rồi còn làm thêm nhiều món phụ khác rất hợp với khẩu vị của bạn. Từ đó, cứ khi nào thấy bà Dung mang thức ăn ra là các học viên Lào lại vỗ tay rào rào khen ngợi.

Thấy tôi hỏi về câu chuyện bà trả lại cả mấy tấn gạo dư cho cơ quan, bà Dung cười: “À, chuyện đó thì có gì đâu. Mình kiểm tra thấy thừa thì phải báo cáo cấp trên để xử lý thôi mà”. Rồi bà kể, đó là thời điểm sau năm 1975, kinh tế đất nước khó khăn, gạo ăn rất hiếm. Trong một lần kiểm kho, đối chiếu sổ sách, bà Dung phát hiện trong kho còn khoảng 5 tấn gạo dôi dư nên lập tức báo cho cấp trên. “Tôi không báo cáo cũng chẳng ai biết, nhưng trong hoàn cảnh toàn dân, toàn quân đang thiếu gạo từng bữa, mình làm sao có thể làm chuyện trái với lương tâm được? Tiếng là làm nuôi quân, rồi quản lý bếp ăn, nhưng từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu, tôi chưa bao giờ mang một miếng cháy, mẩu thịt nào về nhà, dù ở nhà các con đói cơm, phải ăn độn”.

Ghi nhận những đóng góp miệt mài, cần mẫn suốt cả thời thanh xuân cho công việc nấu ăn, quản lý nhà bếp và đức tính thật thà, hết mình vì bộ đội, ngày 22-12-1989, Đại úy QNCN Đinh Thị Dung vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đến bây giờ, bà vẫn được coi là quân nhân nữ duy nhất làm công việc nuôi quân được nhận danh hiệu cao quý này. Tìm hiểu, tôi còn được biết, ngoài danh hiệu Anh hùng Lao động, bà Dung đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 9 danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 11 năm là Chiến sĩ Quyết thắng. Năm 1988, bà được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Sau 42 năm như con ong thợ chăm chỉ phục vụ quân đội, năm 2001, bà Dung được cấp trên cho nghỉ hưu. Năm 2003, nữ Anh hùng quyết định ra mặt đường cách nhà vài trăm mét để thuê ki ốt bán tạp hóa. Từ khi mở cửa hàng, lúc nào người ta cũng thấy quán bà đông khách. Ngoài việc bán nhiều loại hàng, toàn là những đồ thiết yếu, phục vụ cuộc sống hằng ngày, một lý do quan trọng khiến cửa hàng của bà đông khách là do bà bán giá phải chăng, tính tình lại thật thà. “Mình xác định bán hàng cho vui, phục vụ bà con là chính. Ở nhà suốt ngày cũng buồn chân buồn tay, lại thêm yếu người đi. Bây giờ các cửa hàng tiện ích mọc lên cũng nhiều, các hình thức kinh doanh online mở ra cũng lắm, cửa hàng mình cũng bị ảnh hưởng, nhưng không sao. Cứ túc tắc tháng kiếm chút ít để chăm lo cho sinh hoạt hằng ngày, không phải tiêu vào lương, ăn bám vào con cái là được rồi. Có những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoặc sa cơ lỡ bước, ghé vào đây mua hàng mình còn biếu không lấy tiền. Già rồi, sống vì niềm vui, chứ tiền nhiều thì cũng có làm gì đâu”. Sau lời chia sẻ thật tâm, bà Dung lại cười. Nhìn nụ cười đôn hậu, hiền lành ấy, chắc không ai nghĩ đó là nụ cười của một nữ Anh hùng, từng một thời vượt qua bom đạn, hết mình phục vụ bộ đội, lập được nhiều thành tích xuất sắc.

....
15 tháng 10 2021 lúc 14:57

bạn tham khảo nha!