Làm phần thực hành tiếng việt bài "các lòa chung sống với nhau như thế nào"
giúp mik với !
các bn ơi giúp mik soạn bài Thực hành Tiếng việt vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
đây là bài trong SGK Kết nối tri thức đó
Bn nào học sách này thì giúp mik làm bài THực hàn tiếng việt nha, trang 66
Của bạn đây nha❤
* Cụm danh từ
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cụm danh từ trong các câu là:
a.
- “khách qua đường” (“khách”: danh từ trung tâm, “qua đường”: phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm)
- “lời chào hàng của em” (“lời”: danh từ trung tâm, “chào hàng của em” : phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).
b.
- “tất cả các ngọn nến” (“ngọn nến”: danh từ trung tâm, “tất cả các”: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)).
- “những ngôi sao trên trời” (“ngôi sao”: danh từ trung tâm, “những”: phần phụ trước, chỉ số lượng, “trên trời”: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Ví dụ cụm danh từ: “hai ngôi nhà”
- Những cụm danh từ khác có thể tạo ra:
+ những ngôi nhà ấy
+ ngôi nhà xinh xắn kia
+ ngôi nhà của tôi
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
a.
- Em bé vẫn lang thang trên đường
→ chủ ngữ là danh từ “em bé”
- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường.
→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét”
b.
- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối
→ chủ ngữ là danh từ “em gái”
- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.
→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”.
ð Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm.
Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
a.
- Chủ ngữ là danh từ “gió”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:
+ gió lạnh,
+ từng cơn gió,
+ từng cơn gió lạnh,
+ những cơn gió mùa đông,
+ gió mùa đông,…
b.
- Chủ ngữ là danh từ “lửa”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:
+ ngọn lửa ấy,
+ lửa trong lò, …
Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
Gợi ý:
- Đóng vai là nhà văn để sáng tạo, phát triển thêm một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm: Cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình. Cảnh này trong tác phẩm được nhà văn viết như sau: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”.
- Miêu tả chi tiết hơn khung cảnh hai bà cháu gặp nhau; miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của các nhân vật, …
- Dung lượng: 5-7 câu.
- Đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.
Đoạn văn tham khảo:
Thế là cô bé đã gặp được bà. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Khuân mặt hiền từ phúc hậu, mái tóc bạc phơ, bà nở nụ cười thật tươi và dắt tay em về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh. Mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại trong giây lát rồi từ từ tiến vào trong thiên đường. Ở đây có Thượng đế chí nhân, có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng !
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)
Anh(chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trong bài thơ trên bằng một, hai câu ngắn gọn?
các câu trả lời nhắc đến lối sống đẹp của con người. Có thể trả lời một trong các trường hợp sau:
- Con người sống với nhau cần lòng vị tha và tình đoàn kết.
- Nhân ái và đoàn kết là sức mạnh của con người.
- Sống trên đời cần có một tấm lòng: nhân ái, vị tha, đoàn kết.
2 .Thực Hành Tiếng Việt
1. Thành phần chủ ngữ là gì ? , nêu các đặc điểm của chủ ngữ
2. Thế nào là mở rộng chủ ngữ ?
anh chị giúp em với em cần gấp
2 .Thực Hành Tiếng Việt
1. Thành phần chủ ngữ là gì ? , nêu các đặc điểm của chủ ngữ
2. Thế nào là mở rộng chủ ngữ ?
anh chị giúp em với em cần gấp
giúp mình với ạ, đag cần gấp làm phần III. thực hành tiếng việt thooii nhé
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)
Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề bài thơ là “hỏi”?
Niềm băn khoăn, trăn trở của nhà thơ về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện nay.
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn văn trên.
Câu 2: Nhân vật trữ tình hỏi người câu: "Người sống với người như thế nào?" ba lần. Như vậy, nhân vật trữ tình có vi phạm phương châm về lượng không? Vì sao?
Câu 3: Tại sao khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời? Đoạn thơ đã nhắc nhở người đọc về cách sống như thế nào?
Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xun Gam-da-tốp với hai văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Đặc điểm chung của 3 văn bản là:
- Cả 3 tác phẩm đều thể hiện tình yêu đối với Trái đất.
- Các tác phẩm đặt ra vấn đề nhức nhối, cấp bách đó là Trái đất đang bị tổn thương.
- Từ đó, dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về trách nhiệm bảo vệ Trái đất của mỗi con người.
5. Hãy tìm ra đặc điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xum Gam-da-tốp với hai văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Đặc điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xum Gam-da-tốp với hai văn bản Trái đất – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào là: Cả 3 tác phẩm đều thể hiện tình yêu đối với Trái đất – hành tinh xanh, nơi sinh sống của muôn loài. Ở Trái đất, con người là động vật bậc cao nhất có tư duy phát triển nhưng cũng chính con người đang ngày một phá hủy môi trường sống của mình. Các tác phẩm đặt ra vấn đề nhức nhối, cấp bách đó là Trái đất liệu không biết chịu đựng được đến bao giờ. Từ đó, dấy lên hồi chuông thức tỉnh về trách nhiệm bảo vệ Trái đất của mỗi con người chúng ta.