Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Yến TT
21 tháng 8 2019 lúc 13:02

LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:

Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

– Bà nhận chút ít để mua trầu.

Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…

Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.

Thu Ngân
21 tháng 8 2019 lúc 13:31

Có công mài sắt có ngày nên kim

 “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

   “Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.

   Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.

   Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.

   Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.

Phạm Thảo Vân 2009
Xem chi tiết

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 8 2017 lúc 2:20

Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất".

Na Lê
Xem chi tiết
Art Art
23 tháng 5 2021 lúc 8:51

a) Em hiểu câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta :phải yêu thương trân trọng người khác như yêu thương chính bản thân mk.Cũng như vậy ,không ai có thể sống lẻ loi ,đơn độc 1 mk

b)Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Anh Thu
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 3 2021 lúc 20:00

Câu 1:

Câu thành ngữ: Rừng vàng biển bạc

Giải thích: Tầm quan trọng của rừng và biển là rất lớn, được ví như vàng và bạc

ʟɪʟɪ
31 tháng 3 2021 lúc 20:01

-Gió thổi là đổi trời.

Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.

-Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.

-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

Dang Khoa ~xh
31 tháng 3 2021 lúc 20:02

1.

Rừng vàng, biển bạc

- Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được. 

2. 

- Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-  Đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Tsuyuri Kanao
Xem chi tiết
Kirito Asuna
30 tháng 10 2021 lúc 15:34

câu 1:

sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

Ý nghĩa : sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Câu 2:

Trung thực Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Phải sống trung thực vì sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng

Về bản thân em, em luôn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không gian lận khi thi,...........

Câu 3:

tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều trỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống: Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Câu 4:

yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

Biểu hiện tốt:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia,........

Biểu hiện chưa tốt: không biết tha thứ, hy sinh cho mọi người,.........

Câu 5:

Đoàn kết tương trợ, chia sẻ và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

VD: các bạn lớp 7A giúp đỡ các bạn lớp 7B lao động,....

ý nghĩa: giúp chúng ta có thêm sức mạnh khi gặp khó khăn

câu 6:

khoan dung là rộng lòng tha thứ

Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu

câu 7:

gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân

Ảnh hưởng: giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống,.....

Câu 8:

tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành độngmột cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

bản thân em luôn chủ động, tự giác học tập, làm việc nhà; luôn tham gia các hoạt động tập thể,.........

Câu 9:

yêu thương con người:

- Thương người như thể thương thân.

- người dưng có ngãi thì đãi người dưng

anh em không ngaic thì đừng anh em

- tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông

khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

đoàn kết tượng trợ:

- chung lưng đấu cật

- cả bè hơn cây nứa

- là lành đùm lá rách

tự trọng:

- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Quân tử nhất ngôn.

tự tin:

- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.

trung thực:

- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.

Khách vãng lai đã xóa
Tsuyuri Kanao
30 tháng 10 2021 lúc 15:37

câu 8, câu 9 đâu ra zậy bạn

Khách vãng lai đã xóa
𝚃̷ ❤𝚇̷❤ 𝙷̷
30 tháng 10 2021 lúc 15:38

TL

Jack viết thừa rồi

H^T

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2019 lúc 4:48

Em tán thành với ý trên. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

Nguyễn Minh Khôi
Xem chi tiết
Trương Thị Tố Nga
25 tháng 9 2021 lúc 11:06

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-Ý nghĩa:Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao

-Em đã thực hiện được điều đó

(Em đã giúp đỡ bố mẹ trong những công việc nhà,em đã cố gắng học hành để bố, mẹ vui lòng)

PHẦN TRONG NGOẶC LÀ MIK VIẾT THÊM NỘI DUNG THÔI NẾU BẠN K VIẾT THÌ THÔIありがと❤😄

Tham khảo:

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ.

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
29 tháng 10 2021 lúc 8:42

Tham khảo:
 - Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ

Nguyễn Thanh Trúc
Xem chi tiết
Namikaze Minato
29 tháng 5 2018 lúc 20:10

Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác vài người qua lại. Trời tối dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. Ở máy bên kia, bà cụ Loan đang múc nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà cụ run lây bẩy. Khi múc nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ, một cái chạn bát, một bếp lửa và một cái giường đơn. Em đặt cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về lấy một chiếc áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người bà ấm dần đều và bà cụ từ tử mở mắt. Bà không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khỏe, bà nhé!
Bà cụ Loan khẽ gật đầu và mỉm cười yếu ớt. Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ rồi bảo em.
- Cháu ra máy mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tinhg hình cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra. 
Cô nói với bà em :
- Cháu cảm ơn cô nhiều. Nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao !
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ :
- Bà ơi ! Bà tốt với cụ Loan nhỉ? 
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Ừ, thương người như thể thương thân mà cháu.

Fudo
29 tháng 5 2018 lúc 20:19

                                                                Bài giải

Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác vài người qua lại. Trời tối dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. Ở máy bên kia, bà cụ Loan đang múc nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà cụ run lây bẩy. Khi múc nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ, một cái chạn bát, một bếp lửa và một cái giường đơn. Em đặt cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về lấy một chiếc áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người bà ấm dần đều và bà cụ từ tử mở mắt. Bà không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khỏe, bà nhé!
Bà cụ Loan khẽ gật đầu và mỉm cười yếu ớt. Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ rồi bảo em.
- Cháu ra máy mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tinhg hình cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra. 
Cô nói với bà em :
- Cháu cảm ơn cô nhiều. Nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao !
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ :
- Bà ơi ! Bà tốt với cụ Loan nhỉ? 
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Ừ, thương người như thể thương thân mà cháu.

Premis
29 tháng 5 2018 lúc 20:24

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện về tình đoàn kết để răng dạy con cháu. Câu chuyện “Bó đũa” là một trong những chuyện như vậy. Sau đây, em xin kể lạo câu chuyện.

Ngày xưa, ở một làng nọ có mọt người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thải về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên. Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau. Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở nên giàu có. Tuy mỗi ngừi một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đố kỵ đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho họi các con đến bên giường và bảo gia nhân đêm đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, dưa cho mõi người một chiếc và bảo:

- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.

Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con cũng yên lặng chờ đợi. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:

- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đãu này cho cha xem.

Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gãy được. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ông kiên nhẫn đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:

- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẻ nhau thì các con cũng lẽ loi, yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẽ gãy được các con.

Năm người con hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.

Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.