câu thứ 2
Trong tiếng Việt Nam , Chữ nào một âm dài nhất ko kể các dấu như sắc , huyền , á , ớ
Tieng thứ nhất có âm đầu là x và dấu hỏi
Tiếng thứ hai có âm đầu là s và dấu huyền
Tiếng thứ nhất có âm đầu s và dấu sắc
Tiếng thứ hai có âm đầu là x và dấu nặng
Đặt câu hỏi với mỗi từ vừa tìm được
Bài làm
Tiếng thứ nhất có âm đầu là x và dấu hỏi : Xỉu
Tiếng thứ hai có âm đầu là s và dấu huyền : Sồi
Tiếng thứ nhất có âm đầu s và dấu sắc : Sói
Tiếng thứ hai có âm đầu là x và dấu nặng : Xạc
Đặt câu hỏi với mỗi từ vừa tìm được
- Xỉu: Mẹ em vừa nãy thấy chóng mặt, bây giừo xỉu luôn.
- Sồi: Qủa sồi này trông thật là ngon.
- Sói: Sói là một con vật cùng họ với loài chó săn.
- Gió thổi qua lá cây tiếng xào xạc, xào xạc.
# Chúc bạn học tốt #
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cả lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"
1. Nhà thơ muốn nói đến đặc điểm gì của Tiếng Việt
2. Dùng cụm C-V để mở rộng câu: Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
3. Tìm 1 câu rút gọn và khôi phục
4. Viết đoạn văn khoảng 6 – 7 câu, trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI, MAI MÌNH PHẢI NỘP RỒI
1. Nhà thơ muốn nói đến lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
2. Tiếng người dân tha thiết nói thường nghe như hát.
3.
Câu rút gọn: ''Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh''
Rút gọn thành phần CN
Khôi phục: Lời tiếng việt kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Trong bài thơ “Tiếng Việt”, Lưu Quang Vũ
viết:
...Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Ống tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Lưu Quang Vũ - thơ và đời, NXB Văn hóa - Thông tin 1999)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
“Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên
Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ: “Như gió nước không thể nào nắm bắt/Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”.
Câu 3: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
Câu 1:
VB thuộc thể thơ tự do
PTBD: biểu cảm
Câu 2:
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
BPTT: so sánh
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
Câu 3:
VB thể hiện sự yêu mến, tự hào của tác giả với tiếng Việt.
1. Ghi lại câu văn mang nội dung khái quát (câu chủ đề) của từng đoạn văn?
2. Xác định vị trí câu chủ đề của đoạn văn?
3. Căn cứ vào câu chủ đề em vừa phát hiện, hãy xác định nội dung chính của các đoạn văn?
4. Phân tích cách lập luận của các đoạn văn?
5. Hình thức tổ chức các đoạn văn?
Helppp meeee=(((
Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam, nơi có con đường Trường Sơn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta và đã đi vào thơ ca, âm nhạc như một niềm tự hào dân tộc.
Em hãy trình bày một câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn mà em biết.
“Ðông sang Tây không phải đường thư
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn cô gái ba sẵn sàng xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”
(Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật)
cho đoạn văn sau ,đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bên dưới : " Tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng , thanh điệu ... tiếng việt trong cấu tạo của nó , thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp . Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta ..."
Câu 1 . Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích
Câu 2 . Xác định câu chủ động của đoạn trích
Câu 3 . Chuyển câu chủ động vừa tình được sang câu bị động
Câu 4 . Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?
Câu 5 . Em hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6 - 8 câu ) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của con người VN thời hiện đại
c1: nghị luận
c2: Tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng , thanh điệu
c3: tôi tin chắc rằng , một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng , thanh điệu chính là Tiếng Việt.
C4: bàn luận về Tiếng Việt , nêu suy nghĩ của tác giả về Tiếng Việt
C5: em đảm bảo những ý như sau thì bài văn cũng làm được luôn:
1.GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM:
“Lòng yêu nước” là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước ( 0,5 điểm)
2. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ BIỂU HIỆN
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương, tình cảm gia đình...
- Là tình cảm mang tính truyền thống của người Viêt Nam: khi đất nước có chiến tranh: lòng yêu nước biểu hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc...; trong thời binh: lòng yêu nước biểu hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc
- Nét đặc thù của lòng yêu nước thời hiện đại: Đó là thời kĩ của kinh tế thị trường, hội nhập, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể thiết thực: xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
3.BÀN LUẬN VẤN ĐỀ:
- Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ (ta về ta tắm ao ta..,),
- Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.
- Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
4. LIÊN HỆ BẢN THÂN
- Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai.
- Giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ.
Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Đoạn thơ trên muốn nói về vẻ đẹp gì của tiếng Việt? Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-8 dòng) nêu lên suy nghĩ của mình về vẻ đẹp ấy.
Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15:
“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”
(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
B. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng
C. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt thanh điệu
D. Tiếng Việt là một thứ tiếng uyển chuyển trong cách đặt câu