Rễ cây còn có chức năng nào khác?
Môn sinh :
Miền sinh trưởng có chức năng?
Kể tên những cây có rể cọc?
Kể những cây có rễ chùm?
Rễ cây mọc trong nước khác với rễ cây mọc trong đất như thế nào?
Trong phiến lá, bộ phận nào vận chuyển các chất ?
Trong phiến lá, lục lạp có nhiều ở đâu?
Chức năng của phần thịt lá ?
Miền sinh trưởng có chức năng dẫn truyền.
Các cây có rễ cọc: cây đa, cây bàng, cây dừa,...
Các cây có rễ chùm: lúa, ngô, khoai tây, các cây hoa, cỏ, mía,...
"Rễ cây mọc trong nước khác rễ cây mọc trong đất như thế nào?" thì mình ko biết nhé.
Trong phiến lá, gân lá vận chuyển các chất.
Trong phiến lá, lục lạp có nhiều ở tế bào thịt lá mặt trên.
Phần thịt lá có 2 chức năng:
- Tế bào thịt lá mặt trên: thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.
- Tế bào thịt lá mặt dưới: chứa và trao đổi khí.
Đã hiểu chưa nhỉ? Chúc bạn học tốt nhé!
Thân cây còn có chức năng nào khác?
Thân cây còn có chức năng nâng đỡ tán lá, hoa, quả
+Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì?
+Vì sao đặc điểm đó giúp cho cây có thể sống ở những nơi khô hạn,thiếu nước?
+Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?
+Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?
+Tìm những vảy nhỏ có ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.
+Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi của thân rễ?
+Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
+ Lá cây xương rồng biến thành gai nhọn.
+ Đặc điểm đó giúp cây hạn chế sự thoát hơi nước, thích nghi với đời sống khô hạn,
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm biến thành gai.
+ Do môi trường sống của xương rồng rất khắc nghiệt nên lá xương rồng biến đổi thành gai để thích nghi với môi trường và cũng là để giữ nước cho cây .
+ Lá chét ở cây đậu Hà Lan biến đổi thành tua cuốn
Lá ngọn của cây mây biến đổi thành tay móc .
+ Lá biến thành tua cuốn hay tay móc giúp cây bám để leo lên cao .
+ Lá phủ trên thân rễ là vảy mỏng có màu nâu nhạt.
+ Nó giúp che chở cho các chồi của thân rễ.
+ Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng chứa chất dự trữ cho cây .
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.
2. Tại sao thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào thì không nên bấm ngọn?
4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?
5. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
Giúp mik với, ngày mai nộp ùi!!!!!!!!!!!!Gấp
Bài 1: *)Tế bào thực vật gôm nhưng thành phần chủ yếu là: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và ngoài ra còn có không bào.
*) Chức năng của nhưng thành phần là:
- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),….
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào,
- Không bào: chức dịch tế bào.
Bài 2: Chúng ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa là do nếu thu hoạch chậm thì đã có 1 phần chất hữu cơ từ củ chuyển lên hoa để tạo ra các bộ phận của hoa => Chất lượng của củ sẽ bị giảm đi.
Bài 3: *) Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa để cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá đẻ chúng phát triển.
*) Người ta thường bấm ngọn cho những cây ăn quả và không bấm ngọn cho những cây lấy gỗ, lấy sợi.
Bài 4: Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Bài 5: Trong làm nhà thì người ta thường chọn phần ròng của thân cây vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc, có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.
=>Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần:
* Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
* Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài chất tế bào.
* Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa nhiều các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
* Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.
2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
=> Tại vì:
- Chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả.
- Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ bị giảm.
3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào không nên bấm ngọn?
=>- Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì làm như vậy để cây không cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.
- Những cây người ta hay bấm ngọn là: Cây bông, mướp, bầu, bí.......
- Những cây người ta không nên bấm ngọn là: Cây lúa, đay, gai, bắp, cây lấy gỗ.....
4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?
=> Các loại rễ biến dạng là:
* Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.
VD: Cây sắn, cà rốt, khoai lang................
* Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.
VD: Cây trầu không, hồ tiêu..............
* Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp không khí.
VD: Cây bầm, mắm, bụt mọc.......................
* Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.
VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng..................
6. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
=> Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.
- Tại vì phần ròng rắn chắc hơn phần dác, nằm ở phía bên trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.
****************************Chúc bạn học tốt***************************
1. Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
- Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
Tiếp nek:
Một số loại rễ biến dạng là các chức năng khác của cây như: rễ .... chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả; rễ .... bám vào trụ giúp cây leo lên, rễ .... giúp cây hô hấp trong không khí, ...... lấy thức ăn từ cây chủ.
Một số loại rễ biến dạng là các chức năng khác của cây như:
Rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả;
Rễ móc bám vào trụ giúp cây leo lên,
Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí,
Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ.
Một số loại rễ biến dạng là các chức năng khác của cây như: rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả; rễ móc bám vào trụ giúp cây leo lên, rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí, giác mút lấy thức ăn từ cây chủ.
#k_mk_nha
Câu 1: Thực vật sống có những đặc điểm chủ yếu nào ?
Câu 2 : Nêu cấu tạo trụ giữa của thân non và cấu tạo ngoài của thân cây ?
Câu 3 : Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ các miền nào ? Nêu chức năng của mạch gỗ?
Câu 4 : Rễ có mấy miền ?Chức năng của từng miền và chức năng của mạch rây ?
câu 5 : Trong trồng trọt bấm ngọn, tỉa cành có lợi ích gì ? Những loại cây nào bấm ngọn và tỉa cành nêu ví dụ
Câu 6: So sánh cấu tạo miền hút rễ với cấu tạo trong của thân non ?
Câu 1: Trả lời:
Thực vật sống có những đặc điểm:
- Không có khả năng di chuyển.
- Không có hệ thần kinh và các giác quan.
- Cảm ứng: Thích ứng với môi trường bên ngoài.
- Có thành xelulozơ.
- Lớn lên và sinh sản.
câu 4
Các miền của rễ | Chức nằn chính của từng miền |
Miền trưởng thành có mạch dẫn | dẫn truyền |
Miền hút có các lông hút | Hấp thụ nước và muối khoáng |
Miền sinh trưởng (Nơi tế bào phân chia) | Làm cho rễ dài ra |
miền chóp rễ | Che chở cho đầu rễ |
* Chức năng của mạch dây: Chuyển chất hữu cơ nuôi cây
Câu 3: Trả lời:
Miền trưởng thành: Dẫn truyền
Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
giúp mình 9 câu này với mn :
1.nêu chức năng của mạch rây và mạch gỗ.
2.thế nào là dác ,ròng.nêu chức năng của chúng.
3 bằng cách nào ta có thể xác định tuổi của cây thân gỗ.
4.người ta thường dùng phần nào của thân cây để làm nhà ? Vì sao ?
5.có mấy loại rễ ?Nêu đặc điểm và lấy mỗi loại 3 ví dụ.
6.phân biệt cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ.
7.có mấy loại thân ? kể tên một số loại cây có những loại thân đó.
8.kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
9.bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng ?
XIn các nhân tài giúp em với. EM đuối rồi .
ai đúng em sẽ tick ạ !
1+1=?
trong sgk sinh học 6 có mà bạn
có các câu mình đang cần các bạn ạ!
tìm trong sgk ko có
vietjack.com.vn co nha vo do la co
Cây nào dưới đây có cấu tạo cấu tạo rễ có nhiều sai khác với những cây còn lại ?
A. Bèo cái
B. Bèo Nhật Bản
C. Bèo tấm
D. Đậu xanh
Đáp án D
Đậu xanh có rễ cọc. Bèo cái, Bèo Nhật Bản, Bèo tấm có rễ chùm
Cây nào dưới đây có cấu tạo cấu tạo rễ có nhiều sai khác với những cây còn lại ?
A. Bèo cái
B. Bèo Nhật Bản
C. Bèo tấm
D. Đậu xanh
Đáp án: D
Rễ chùm: Bèo cái, Bèo Nhật Bản, Bèo tấm; Rễ cọc: Đậu xanh