Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vương Ngân Hà
Xem chi tiết
Trâm Anh Kiều
Xem chi tiết
Nguyễn TIến Đạt
6 tháng 12 2023 lúc 22:04

a/ Nhiệt độ đã thay đổi từ số độ C tư 12 giờ trưa đến 19 giờ tối là:
                                4 - (-3) = 7 ( độ C)
b/ Mỗi giờ nhiệt độ dã thay đổi:
                            ( 19 - 12 ) : 7 = 1 (độ C)

                            Đáp số: a/7 độ C
                                         b/1 độ C
 

Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết
minamoto mimiko
20 tháng 6 2018 lúc 11:04

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

T làm đ có tên
Xem chi tiết
T làm đ có tên
10 tháng 11 2019 lúc 21:36

bọn m search google xem Đèo Ngang có đẹp không

Khách vãng lai đã xóa
T làm đ có tên
10 tháng 11 2019 lúc 21:37

NG buồn cảnh có vui đâu bao giờ ??

Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
11 tháng 11 2019 lúc 13:56

"Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ "Qua đèo Ngang" được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có "tiều vài chú" kết hợp với từ láy "lom khom" dưới núi. Cảnh vật thì "lác đác" "chợ mấy nhà". Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên "một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

"Qua đèo Ngang" là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
24 tháng 4 2019 lúc 13:52

Đáp án C

Xét các phát biểu

(1) đúng, vì chúng có mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi

(2) đúng

(3) đúng, đây là sự thay đổi của nhân tố hữu sinh (số lượng con mồi, kẻ thù)

(4) sai, mèo rừng là loài thiên địch của thỏ.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
17 tháng 8 2018 lúc 6:22

Đáp án C

Xét các phát biểu

(1) đúng, vì chúng có mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi

(2) đúng

(3) đúng, đây là sự thay đổi của nhân tố hữu sinh (số lượng con mồi, kẻ thù)

(4) sai, mèo rừng là loài thiên địch của thỏ.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
7 tháng 6 2018 lúc 9:48

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng là 1, 2 và 4

(1) đúng. Vì nếu là đột biến lặn thì thể đột biến có kiểu gen aa, khi lai với cá thể không đột biến (A-) sẽ cho đời con với tỉ lệ kiểu hình 100% bình thường hoặc 1 bình thường : 1 đột biến.

(2) đúng. Vì tai cong có thể do di cư từ quần thể khác tới.

(3) sai. Vì ở một quần thể bất kì khi các cá thể có kiểu hình kiểu hoang dại thường mang kiểu gen đồng hợp.

(4) đúng. Vì khi cho lai thì đến đời F2 sẽ có sự phân li kiểu hình và kết quả sẽ chính xác hơn.

anh ha
Xem chi tiết
Chuu
11 tháng 4 2022 lúc 11:05

Câu 31Tại sao thiên nhiên ở vùng núi An-đét có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam?

A. Do có nhiều đỉnh núi cao.     

B. Có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.                                 

C. Kéo dài trên nhiều vĩ độ .                               

D. Độ cao trung bình từ 3000-5000m

Câu 32Nguyên nhân chính hình thành hoang mạc A-ta-ca-ma ở Nam Mĩ là do?

A. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng.

B. Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Do hoàn lưu khí quyển.

D. Do ảnh hưởng của địa hình.

Câu 33Vùng thưa dân nhất ở Trung và Nam Mĩ là ở:

A. Eo đất trung mĩ và quần đảo Ăng-ti.    

B. Đồng bằng A-ma-dôn.

C. Vùng núi An-đet và trên các cao nguyên .

D. Vùng ven biển.

Câu 34Quá trình đô thị hóa ở Nam Mĩ gắn liền với?

A. Di dân tự do.

B. Công nghiệp hóa.

C. Chiến tranh.

D. Thiên tai.

Câu 35. Trung và nam Mĩ đẫn đầu thế giới về:

A. Công nghiệp hóa.

B. Đô thị hóa.

C. Sản lượng lúa gạo.

D. Sản lượng lúa mì.

Câu 36: Khoảng 35%- 45% dân thành thị ở Trung và Nam Mĩ sống ở-:

A. Khu vực nội đô.                      

B. Khu vực ngoại ô.                         

C. Các khu chung cư

D. Các khu biệt thự.

Câu 37Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ??

A.Các công ti tư bản nước ngoài.

B. Các đại điền chủ.

C. Các hộ nông dân.

D. Các trang trại.

Câu 38. Cây trồng có diện tích lớn nhất ở Cu-ba là?

A. Mía.                            

B. Cà phê.                                 

C. Bông.

D. Dừa.

Câu 39. Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Trung và Nam Mĩ là?

A. Cô-lôm-bi-a                                

B. Chi-lê        

C. Ac-hen-ti-na        

D.  Pê-ru

LISA
11 tháng 4 2022 lúc 11:06

C nha 

Nguyễn Khánh	Linh
11 tháng 4 2022 lúc 11:09

Câu 31Tại sao thiên nhiên ở vùng núi An-đét có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam?

A. Do có nhiều đỉnh núi cao.     

B. Có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.                                 

C. Kéo dài trên nhiều vĩ độ .                               

D. Độ cao trung bình từ 3000-5000m

Câu 32Nguyên nhân chính hình thành hoang mạc A-ta-ca-ma ở Nam Mĩ là do?

A. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng.

B. Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Do hoàn lưu khí quyển.

D. Do ảnh hưởng của địa hình.

Câu 33Vùng thưa dân nhất ở Trung và Nam Mĩ là ở:

A. Eo đất trung mĩ và quần đảo Ăng-ti.    

B. Đồng bằng A-ma-dôn.

C. Vùng núi An-đet và trên các cao nguyên .

D. Vùng ven biển.

Câu 34Quá trình đô thị hóa ở Nam Mĩ gắn liền với?

A. Di dân tự do.

B. Công nghiệp hóa.

C. Chiến tranh.

D. Thiên tai.

Câu 35. Trung và nam Mĩ đẫn đầu thế giới về:

A. Công nghiệp hóa.

B. Đô thị hóa

.C. Sản lượng lúa gạo.

D. Sản lượng lúa mì.

Câu 36: Khoảng 35%- 45% dân thành thị ở Trung và Nam Mĩ sống ở-:

A. Khu vực nội đô.                      

B. Khu vực ngoại ô.                         

C. Các khu chung cư

D. Các khu biệt thự.

Câu 37Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ??

A.Các công ti tư bản nước ngoài.

B. Các đại điền chủ.

C. Các hộ nông dân.

D. Các trang trại.

Câu 38. Cây trồng có diện tích lớn nhất ở Cu-ba là?

A. Mía.                            

B. Cà phê.                                 

C. Bông.

D. Dừa.

Câu 39. Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Trung và Nam Mĩ là?

A. Cô-lôm-bi-a                                

B. Chi-lê        

C. Ac-hen-ti-na        

D.  Pê-ru

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
22 tháng 1 2018 lúc 10:19

Đáp án A

Ta có: q2 = 80/500 = 0,16;  q = 0,4 và p = 0,6

Sau khi bán còn: 0,36AA : 0,48Aa thì tương đương:

3/7AA + 4/7AA = 1

p'(A) = 5/7; q'(a) = 2/7

Vậy xác suất xuất hiện mèo lông hung là:

(2/7)2 = 4/49 = 8,16%