hiện nay đã xuất hiện ngôn ngữ tự chế của giới trẻ, em có suy nghĩ gì về vấn đề này
em có suy nghĩ gì về việc sử dụng ngôn ngữ của tuổi trẻ hiện nay?
suy nghĩ của em về vấn đề: tuổi trẻ VN hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
Tham khảo:
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Thanh niên hiện nay được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự do, họ thể hiện lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu và đoàn kết với nhau. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Suy nghĩ của em về vấn đề nói cảm ơn và xin lỗi của giới trẻ hiện nay
Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.
Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.
Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.
1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời
Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức. Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản... Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)2. Thực trạng
Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một. Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng. Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người. Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.3. Liên hệ bản thân
Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa? Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)4. Đưa ra giải pháp
Cho đề bài sau: “Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay thích thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội”. Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?
A. Giới thiệu hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ.
B. Giới thiệu hiện tượng sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách.
C. Giới thiệu hiện tượng nghiện game của các bạn trẻ.
D. Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.
Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề tiếp thu văn hóa nước ngoài của giới trẻ hiện nay
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ? Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Kết bài: Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Bài viết tham khảo Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại.
Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.
Tham khaỏ:
Cùng với sự đổi thay của lịch sử, bước sang kỉ nguyên hội nhập với bao thay đổi của nến kinh tế thị trường, trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập văn hoá với quy mô toàn cầu thì giới trẻ cần có trách nhiệm cho bản thân trong thời đại mới: tiếp thu văn hóa thế giới . Trước dòng chảy xâm nhập ào ạt của nền văn hoá ngoại lai từ các nền văn minh trên thế giới, một bộ phận thanh niên Việt Nam đã biết nắm bắt lấy thời cơ, phát triển nền văn hoá dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Sự tiếp thu có hệ thống các hệ tư tưởng văn hoá tây phương với những phong cách nghệ thuật thơ văn của Pháp, Italia, Anh, hay Đức, các công trình kiến trúc đậm dấu ấn cổ điển hay hiện đại của những quốc gia này cũng được tiếp thu và thiết kế bài bản. Chính sự năng động và sáng tạo đó đã góp phần làm ăn minh hơn, giàu có hơn cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phôi trộn hài hoà giữa cũ và mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sự giao lưu và tiếp biến được coi là "nguồn gen tiến hoá" cho sự phát triển của văn hoá dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập. Nền văn hoá Internet, văn hoá Online, văn hoá Game, hay sự thay đổi của trào lưu thời trang trên thế giới góp phần lột xác hình ảnh đất nước Việt Nam vốn vẫn được biết đến là nền văn hoá nông nghiệp với hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau". Đế làm được điều đó, không chi đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hoà nhập nhưng không hòa tan đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập. Bởi bên cạnh những cá nhân, tập thể tích cực cùng tồn tại không ít những thanh niên sống thiếu lí tưởng, không có mục đích rõ ràng, du nhập văn hoá một cách tràn lan, máy móc, cả những nền văn hoá vốn không mang nhiều giá trị nhân văn thẩm mĩ chỉ đê thoả mãn nhịp sống gấp, sống sành điệu của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Đó là bộ phận biểu hiện lối sông ngoại lai mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, hòa tan một cách hoàn toàn trong dòng lũ hội nhập mà tự đánh mất chính mình. Một số khác lại có tư tưởng bảo thủ, không chiếm lĩnh, đồng hoá văn hóa ngoại lai, chỉ khư khư chăm chút cho cái vốn văn hoá xưa của dân tộc, không chịu du nhập, đổi mới, Bất giác,ở họ gợi lên hình ảnh về biển Chết, suốt đời chi khư khư khép mình, ko nhận nước từ bất kì dòng chảy nào nên chưa có sự sống của các loài sinh vật lại nghèo nàn đến thế, co thê nói, cả 2 điều trên đều có ảnh hưởng tiêu cực, là bước cản trở trên con đường xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân đòi hỏi mỗi thanh niên của thời đại mới cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, xác định lập trường tư tưởng vững vàng, để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế có thái độ tôn trọng đúng mực và chiếm lĩnh đồng hoá hiệu quả văn hoá ngoại lai. Điều đó là một ẩn số chỉ được giải quyết bằng bất đăng thức hành động của mỗi con người.
Viết một đoạn văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi), nêu suy nghĩ của em về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ chat của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội và trong giao tiếp đời thường
Tham khảo
Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.
Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.
Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.
Refer:
Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…
Tham khảo
Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.
Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.
Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.
Viết một đoạn văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi), nêu suy nghĩ của em về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ chat của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội và trong giao tiếp đời thường.
Refer:
Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…
Đề 1: Em có suy nghĩ gì về trang phục của giới trẻ hiện nay.
Đề 2: Em co suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
(Làm theo dàn ý trước sau đó viết thành bài văn hoàn chỉnh)
Suy nghĩ về trang phục của giới trẻ hiện nay
Nói đến việc ăn mặc của teen ngày nay, có khá nhiều chuyện dở khóc dở cười. Cách ăn mặc, trang điểm theo những phong cách kỳ quái, ấn tượng của nhiều teen khiến người ta phát choáng.
Tuổi mới lớn là lứa tuổi thích nổi loạn. Từ lối cư xử đến cách ăn mặc đều mang một phong cách khác người.
Ngày nay, không hiếm gặp hình ảnh những nữ sinh cấp 2, cấp 3 ra đường với bộ mặt cộm phấn son, tô trát mắt xanh, môi đỏ, lông mi giả cong vút… Ngay cả những khi mặc đồng phục nhiều teen cũng trang điểm một cách phản cảm như vậy. Nhiều teen lại thích hóa trang trông như một em búp bê Nhật với mái tóc luôn được đánh “xù” công phu, khuôn mặt thì đánh phấn trắng bệch, đôi môi đỏ chúm chím.
Trang phục của teen cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi người có một cách ăn mặc khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các teen thích tự tạo "xì-tai” riêng cho mình mà không qua bất kì trường lớp hay sự hướng dẫn nào của người lớn. Vì thế mà dẫn đến nhiều cách ăn mặc rất lố bịch. Nhiều cô nàng béo ú nhưng cứ thích mặc áo bó sát, nhiều anh chàng gầy nhom lại luôn thích mặc quần tà lỏn ra đường… phơi xương.
Nhiều teen lại có cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi. Có cô nàng đã học năm nhất đại học mà vẫn thích cái kiểu ăn mặc lòe loẹt, quần áo đủ màu sắc rực rỡ.
Sự lố bịch trong trang phục của teen còn thể hiện ở chỗ không hợp với hoàn cảnh. Ở những nơi trang trọng thì nhiều teen lại mặc rất xuề xòa, cẩu thả. Nhưng khi đến những nơi cần đơn giản nhiều teen vẫn cứ cầu kỳ hoa lá. Ở những nơi trang nghiêm như chùa chiền, miếu mạo thì nhiều teen vẫn ăn mặc quần áo cũn cỡn, chẳng biết giữ phép lịch sự.
Các teen cũng rất nhanh nhạy trong việc bắt kịp với bất cứ một trào lưu, phong cách ăn mặc mới nào. Xu hướng thời trang của teen cũng thay đổi luôn xoành xoạch. Vài năm trước đây, mặc quần jean với cạp thật trễ (trễ đến mức hở cả underwear) mới là mốt thì bây giờ, quần jean đã trở thành thứ gì đó hơi lạc hậu. Mốt bây giờ là phải quần legging hay tregging, da bó cạp cao, đủ kiểu có gân, không gân ôm khít vào bụng và chân.
Nhiều teen ngày nay cũng thích bắt chước theo phong cách của sao. Cái “xì-tai” áo dài quần ngắn của các sao gần đây được các teen ưa chuộng. Nhưng nhiều teen muốn tạo phong cách riêng nên bỏ hẳn cái quần ngắn, chỉ mặc mỗi chiếc áo dài phong phanh nên rất dễ "lộ hàng".
Không chỉ teengirl, nhiều teenboy cũng có cách ăn mặc rất kệch cỡm. Nhiều anh chàng thích mặc quần áo lòe loẹt hoặc tua rua; đầu tóc xanh đỏ, có khi dựng ngược, có khi để chỏm… trông rất kỳ quái. Nhiều teenboy lại cứ thích mặc kiểu trang phục như con gái.
Nhiều teen đầu tư rất tiền vào việc trang điểm, quần áo, giày dép… Nhưng tốn tiền nhiều chưa chắc đã đẹp hơn. Mặc đẹp là phải biết ăn mặc phù hợp với vóc dáng của cơ thể, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng gặp gỡ. Nhiều teen không biết điều này nên ăn mặc rất lố lăng, phản cảm.
Cách ăn mặc của nhiều teen khiến nhiều người ngán ngẩm. Chị Hà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: "Nhiều học sinh bây giờ ăn mặc rất chướng mắt. Không hiểu là theo kiểu cách gì nữa!".
Suy nghĩ về trang phục của giới trẻ hiện nay – Bài làm 2
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không.
Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người.
Suy nghĩ về trang phục của giới trẻ hiện nay – Bài làm 3
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm đánh giá con người: “Trông mặt mà bắt hình dong”, nghĩa là chỉ cần nhìn gương mặt, nhìn hình thức bên ngoài và cách ăn mặc cũng có thể biết anh ta (hay chị ta) là người như thế nào. Thái độ ứng xử và cách ăn mặc nói lên tính cách con người, thường để lại ấn tượng quan trọng cho lần đầu gặp gỡ.
Đối với tuổi trẻ, thường kén chọn cách ăn mặc khác với quan niệm của người đứng tuổi, và càng khác với người lớn tuổi. Các bạn trẻ lại thường thích “cái mới”, cái khác người trong cách ăn mặc, đấy cũng là lẽ thường tình, nhưng không nên ăn mặc theo kiểu “thiếu vải”, “sáng tạo” thái quá đến mức lố lăng, gây ra sự phản cảm đối với mọi người thì không nên.
Những điều kiên dưới đây làm cho giới trẻ hiện nay dặc biết là nữ giới hiện nay chọn kiểu ăn mặc thiếu vải ko thể hở hơn được nữa.
Với những người trong cuộc có thể họ thấy thế là đẹp, là thời thượng, song với con mắt thẩm mỹ của mọi người trong xã hội thì cách ăn mặc như thế liệu có lịch sự?
Vào bất kỳ giảng đường đại học, cao đẳng, hay các khu vực lưu trú, cư xá của sinh viên ở thời khắc mùa hè, ngoài đường phố ta đều có thể dễ dàng bắt gặp các nữ SV, các bạn gái trưng diện khá mát mắt. "Áo hững hờ, quần chả chờ phút nào" có lẽ đã và đang thịnh hành. Với các kiểu áo cho dù là sơ mi hay áo phông, hoặc áo kiểu cách… thì tất tần tật đều là hở chỗ nọ, khoét chỗ kia, đó là chưa kể tới trào lưu mốt áo theo kiểu dây, nghĩa là dùng dây vắt treo qua vai hay cổ sau cho tiện?! Hoặc áo trong xuốt mặc mà cứ như ko mặc gì, 1 kiểu mốt rất lạ.
Còn thời trang quần, váy thì "đã trở nên xa rồi những chiếc váy, quần dài" mà thay vào đó là mốt của những chiếc váy cực ngắn, có khi chiều dài chỉ rộng hơn một chiếc thắt lưng to bản một chút và các kiểu quần ngố ống bát, ống côn, mài bạc hay xé nham nhở kiểu cách.
Vẫn biết rằng các nhà tạo mẫu thiết kế ra các bộ trang phục là để làm đẹp cho cơ thể của con người. Thế nhưng đâu có phải mẫu mã nào cũng trở thành thời trang ứng dụng, mà có thể đó chỉ là các mẫu thời trang để trình diễn lên sân khấu mà thôi! Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa mặc. Người Việt Nam nên đẹp trong mắt mọi người và bạn bè quốc tế, văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay bị nhiễm văn hóa phương tây quá nhiều nên đã hình thành nên 1 bộ phận không nhỏ ăn mặc, làm ảnh hưởng đến lối sống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Nếu nói về việc ăn mặc của dân teen hiện nay thì có nhiều "trường phái" khác nhau.thứ nhất là do cá tính của người đó và với những người kiểu này thường có cách ăn mặc rất riêng mà ko bao giờ bị lỗi mốt cũng có 1 phần họ muốn thể hiện cái Tôi của mình luôn muốn mình "tỏa sáng" ở mọi lúc mọi nơi.Thứ 2 là kiểu người muốn ăn chơi mà ko biết cách(hay còn gọi là đua đòi) thấy có 1 trào lưu nào mới hay ảnh hưởng từ các bộ film thần tượng thì cũng hùa theo ko cần biết kiểu đó có hợp với mình ko họ cho rằng cứ chạy theo mốt thì mới là sành điệu chính cái lối suy nghĩ đó đã khiến họ trở thành những người "ko bình thường".Kiểu thứ 3 là những người có cách ăn mặc chẳng giống ai họ muốn tự tạo cho mình 1 "thương hiệu" nhưng ko những ko thể mà nó còn làm cho người ta trở nên kì quái.
Nếu các bạn biết cách thì việc chọn trang phục của mình ko hề khó còn nếu ko biết cách thì bạn có cố gắng đến mấy cũng chẳng làm cho "vịt biến thành thiên nga" được.