Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Nhật Tân
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 3 2021 lúc 19:38

Tham khảo:

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội: chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

=> Tình trạng này kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.



 

Dũng Huỳnh
Xem chi tiết
Dũng Huỳnh
4 tháng 4 2021 lúc 21:00

Giúp mình với

MAI GIA BẢO 7A3
10 tháng 11 2021 lúc 13:06

1. Tình hình nông nghiệp từ thế kỷ XVI – XVIII.

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVI, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Cuộc sống của nông dân ngày càng khổ cực nên họ đã nổi dậy đấu tranh.

- Nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần ổn định.

+ Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác.

+ Ở Đàng Trong, các chúa nguyễn khuyến khích dân khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng.

+ Diện tích ruộng đất cả nước tăng nhanh, người dân hai miền tăng gia sản xuất, bồi đắp đê điều, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú, kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

+ Ở Đàng Trong, do đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng, chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

 

Gia Hưng
Xem chi tiết
Chuu
18 tháng 4 2022 lúc 15:33

THAM KHẢO
câu 1) 

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

- Quan lại, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai xảy ra liên tiếp; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

- Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

=> Thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

câu 2) 

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

câu 3) 

Ở Đàng trong, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

câu 4) 

+ Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

+ Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

+ Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

+ Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

câu 5)​

-Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)

-Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế

-Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam.

 

Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 2 2021 lúc 8:34

Tham khảo:

Nguyên nhân hình thành cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.Lợi dụng tình hình đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều)Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một số người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “ Phù Lê diệt Mạc” Nam triều.

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:

Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận HóaTại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ

Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

=> Ý kiến của em về tính chất của các cuộc chiến tranh nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn: là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa. Em ko đồng tình với các cuộc chiến tranh này vì nó để lại hậu quả lớn đối với đất nước như : nhân dân đói khổ , làng mạc bị tàn phá ....

Em không đồng tình với 2 cuộc chiến tranh vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, làm tổn hại về người và của

minh nguyet
25 tháng 2 2021 lúc 8:35

Tham khảo:

Câu 1:

1.Trên lược đồ:

-Từ vùng Thanh Hóa lên phía Bắc là Bắc triều

-Từ vùng Thanh Hóa trở xuống là Nam triều

-Từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngoài

- ______________ vào gọi là Đàng Trong

Võ Thị Ngọc	Huyền
Xem chi tiết
phạm tuấn tú
16 tháng 4 2022 lúc 20:15

tham khảo!!!

 

 

 Nguyên nhân : Bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Nam -Bắc triều .Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam. * Hậu quả : Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước * Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa

 

Trần Văn 	Dũng
16 tháng 4 2022 lúc 20:23

a) Nguyên nhân:

- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh => Đàng Ngoài.

- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng \(\Rightarrow\) Đàng Trong.

- Mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc \(\Rightarrow\) Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.

b) Diễn biến:

- Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.

- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.

- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.

+ Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.

+ Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.

c) Hậu quả:

- Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.

- Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước.

* Chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Đàng Ngoài:

+ Họ Trịnh xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê.

+ Quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ trên danh nghĩa\(\Rightarrow\) vua Lê – chúa Trịnh.

- Đàng Trong: họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền\(\Rightarrow\) chúa Nguyễn. 

Shido Itsuka
Xem chi tiết
Long Sơn
8 tháng 4 2022 lúc 20:36

có nhiều quá không ạ, cảm phiền bạn đăng 2-3 câu 1 lần được không ạ

 

Love sinh học
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
11 tháng 6 2021 lúc 14:55

Tham khảo

* Cuộc chiến thứ nhất:

- Tên gọi: Chiến tranh Nam - Bắc triều

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”(Nam triều).

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra.

- Hậu quả: sản xuất đình trệ, làng mạc bị tàn phá. Nhân dân đói khổ, bị bắt đi lính, đi phu.

* Cuộc chiến thứ hai:                      

- Tên gọi: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

- Nguyên nhân trực tiếp: năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.

=> Bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn với hai thế lực ở hai miền.

- Hậu quả:

+ Đối với nhân dân: bị lôi kéo vào các cuộc chiến, li tán, đói khổ.

+ Đối với đất nước: ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Chia rẽ sức mạnh dân tộc khi có ngoại xâm đến.

Sun Trần
11 tháng 6 2021 lúc 15:00

Tham khảo 
 

+Cuộc chiến thứ nhất là cuộc chiến Nam- Bắc triều

​* Nguyên nhân

- Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc vào năm 1527 sau đó tới năm 1533, 1 võ quan nhà là Nguyễn Kim đã đưa một người nhà Lê lên làm vua, hai phe này xảy ra chiến sự khốc liệt.

-Nhà Mạc được gọi là Bắc Triều còn nhà Lê được gọi là Nam triều

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước

- Đẩy nhân dân vào con đường khổ cực

+ Cuộc chiến thứ hai; Chiến tranh Trịnh- Nguyễn

* Nguyên nhân

- Sau khi Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên thay, chiếm toàn bộ quyền hành, con trai là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam tới đầu thế kỉ XVII -> Cuộc chiến bùng no

* Hậu quả;

- Gây ra đau thương, mất mát cho nhân dân, đặc biệt là về sự phát triển đất nước

M r . V ô D a n h
11 tháng 6 2021 lúc 15:03

tk: 

Cuộc chiến thứ nhất là cuộc chiến Nam-Bắc chiều

-Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc vào năm 1527 sau đó tới năm 1533, 1 võ quân nhà Lê là Nguyễn Kim đã đưa 1 người dòng dõi nhà Lê lên làm vua hai phe này xảy ra chiến sự khốc liệt Nhà Mạc được gọi là Bắc triều còn nhà Lê được gọi là Nam triều

Hậu quả:

-Ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước, đẩy nhân dân vào con đường khổ cực

Cuộc chiến thứ 2: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

-Sau khi Nguyên Kim chết con rể là Trịnh kiểm lên thay chiếm toàn bộ quyền hành người con trai là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam tới đầu thế kỉ XVII cuộc chiến bùng nổ

Hậu quả:

-Gây ra đau thương mất mát cho nhân dân, đặc biệt là về sự phát triển của đất nước.

phúc hồng
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
13 tháng 2 2022 lúc 21:52

C

Dark_Hole
13 tháng 2 2022 lúc 21:52

C em nhé

Anh ko có ny
13 tháng 2 2022 lúc 21:52

C