Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tugameminh1999
Xem chi tiết
Đỗ Minh Châu
5 tháng 5 2021 lúc 21:57

Vận động

Sóng

Thủy triều

Dòng biển

Khái niệm

Là sự dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

 

Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc rút xuống, lùi tít ra xa.

Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển  trên mặt tạo thành các dòng chảy trên biển và đại dương

Nguyên nhân hình thành

-Chủ yếu do gió

– Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần

Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời

Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới.

PHAN HÀ BÌNH MINH
16 tháng 4 2022 lúc 21:48

Hãy kể tên 1 số dạng vận động của nước biển và đại dương

Nguyễn Hoài Nam
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Nhiệt độ và độ muối

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và ở giữa đại dương là khoảng 17°C. 

- Độ muối

+ Độ muối là một trong những thành phần hoá học quan trọng của nước biển.

+ Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35%o.

+ Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. 

* Sự thay đổi của nhiệt độ và độ muối

- Nhiệt độ

+ Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.

+ Ở các biển và đại dương, nhiệt độ trung bình trên bề mặt cũng rất khác nhau.

+ Biên độ nhiệt năm của nước biển và đại dương không lớn.

+ Ở Xích đạo là 27 - 29°C, ở ôn đới là 15 - 16°C, ở hàn đới là dưới 1°C.

- Độ muối

+ Độ muối của nước biển thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.

+ Ở các biển và đại dương khác nhau có độ muối không giống nhau.

Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
Takani Taichi
26 tháng 4 2016 lúc 21:12

Câu 1 : 

Ôn đới hải dương 

- Khí hậu : Mùa đông không lạnh lắm, mùa hè mát, nhiệt độ thường trên 0°C. Lượng mưa trung bình là 820mm.

- Sông ngòi : Nhiều nước quanh năm và không bị đóng băng. 

- Thực vật : Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

Ôn đới lục địa

- Khí hậu : Mùa đông rất lạnh, mùa hạ nóng. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa. Lượng mưa trung bình là 443mm.

- Sông ngòi : Nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.

- Thực vật : Có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, thảo nguyên lớn. Thảo nguyên chiếm diện tích lớn. Ven biển Ca-xpi là cùng nửa hoang mạc.

Địa trung hải

- Khí hậu : MÙa thu - đông không lạnh lắm, có mưa, thường là mưa rào, mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi : ngắn và dốc, mùa thu - d0ong6 nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.

- Thực vật : Có rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Câu 2 :

Đặc điểm tự nhiên của lục địa ôxtrâylia :

- Phần lớn diện tích của lục địa là hoang mạc.Trên lục địa, có khí hậu khô hạn

- Động vật : có thú có túi (cang-gu-ru), gấu túi cô-a-la...

- Thực vật : Có rất nhiều loài bạch đàn (600 loài)

Đại bộ phận diện tích lục địa ôxtrâylia có khí hậu khô hạn vì :

- Do lục địa ôxtrâylia nằm trên đường chí tuyến nam nên có khí hậu nóng, khô.

- Do ở phía đông có hệ thống núi cao nên đã chặn gió biển và hơi nước bốc hơi từ biển bay vào gây khó mưa.

- Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ô-xtrây-lia chạy ven bờ.

Chác bạn thi tốt nha haha

 

 

Takani Taichi
26 tháng 4 2016 lúc 21:14

mình xin bổ sung ở phần khí hậu của Địa trung hải 1 ý nữa: Lượng mưa trung bình là 711mm hihi

 

Trần Tiến Đạt
26 tháng 4 2016 lúc 21:47

cảm ơn bạn nhá :D

Hiệp
Xem chi tiết
Hquynh
2 tháng 5 2021 lúc 19:13

Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương:
- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.
- Phân bố dân cư không đều:
+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.
- Tỉ lệ dân thành thị cao.
- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.
+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
+ Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thê" kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

 

Hquynh
2 tháng 5 2021 lúc 19:15

- Dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai , có nền văn hóa Mĩ-Latinh độc đáo 

- Dân cư phân bố không đồng đều , tập trung đông ở ven biển - nơi có khí hậu mát mẻ , thưa dân ở những vùng nằm sâu trong lục địa

Hquynh
2 tháng 5 2021 lúc 19:16

Châu âu

Dân số 727 triệu người ( 2001)

- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, gồm ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giéc-man , nhóm La-tinh , nhóm Xla-vơ.

- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo), có một số vùng theo đạo Hồi.

- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%), dân số tăng , chủ yếu là do nhập cư.

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.

- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .

- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ,công nghiệp. Mức sống cao.

Từ Hà Linh
Xem chi tiết
Ngọc Bích
16 tháng 11 2021 lúc 20:34

Việt nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.

vị trí nằm ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á

đặc điểm là 

- nhiệt độ và lượng mưa thay đổ theo mùa gió

+ nhiệt độ trung bình: 20 độ C

+ lượng mưa trung bình 1000mm/năm

+ hai mùa gió : gió mùa đông ( tháng 11- 4 năm sau), gió mùa hạ ( tháng 5 - tháng 10 )

- thời tiết diễn biến thất thường 

 

Bùi Nguyễn Đại Yến
16 tháng 11 2021 lúc 18:41

Đới nóng gồm các kiểu môi trường :

- Môi trường xích đạo ẩm

- Môi trường nhiệt đới

- Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Môi trường hoang mạc

Việt Nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa

Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Giới hạn phạm vi : Nam Á và Đông Nam Á

- Nhiệt độ : Trên 20 độ C

Lượng mưa : Khoảng 1000mm

- Thực vật : Rừng nhiều tầng có rừng ngập mặn

RRRRRap Mosterr
16 tháng 11 2021 lúc 19:23

VN thuộc kiểu môi trx nhiệt đới gió mùa. Đặc đ: nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình > 20^C, biên độ nhiệt khoảng 8^C. Lượng mưa khoảng 1000mm. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết.

Nguyễn Tuấn Hoàng Việt
Xem chi tiết
Minh Hiếu
15 tháng 11 2021 lúc 18:55

STT

Đại diện

Kích thước

 Cấu tạo

Thức ăn

Bộ phận di chuyển

Hình thức sinh sản

Hiển vi

Lớn

1 tế bào

Nhiều tế bào

1

Trùng roi

x

 

x

 

Vụn hữu cơ

Roi

Vô tính hoặc hữu tính

2

Trùng biến hình

x

 

x

 

VK, vụn hữu cơ

Chân giả

Vô tính

3

Trùng giày

x

 

x

 

VK, vụn hữu cơ

Lông bơi

Vô tính

4

Trùng kiết lị

x

 

x

 

Hồng cầu

Chân giả

Vô tính

5

Trùng sốt rét

x

 

x

 

Hồng cầu

Không có

Vô tính

 Nhận xét: đa số động vật nguyên sinh có đặc điểm:

+ Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào.

+ Cơ quan dinh dưỡng.

+ Hầu hết dinh dưỡng kiểu dị dưỡng.

+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.

Minh Hiếu
15 tháng 11 2021 lúc 18:57

Đặc điểm chung

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn. 

+ Sống dị dưỡng.

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.khoang cơ thể rỗng (chưa phân hóa)

+ Ruột dạng túi. (gọi là ruột khoang)

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.

* Lợi ích trong tự nhiên

- Ngành ruột khoang có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương, cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật.

- Ngành ruột khoang tạo ra một cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và là điều kiện để phát triển du lịch như đảo san hô vùng nhiệt đới.

* Lợi ích đối với đời sống

- Ngành ruột khoang là nguyên liệu dùng để làm đồ trang sức, trang trí như vòng tay, vòng cổ… làm bằng san hô.

- Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

- Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

- Làm thực phẩm: gỏi sứa

* Tác hại của ngành ruột khoang

- Một số loài sứa có thể gây ngứa và độc: sứa lửa

- Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm

Cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về ngành ruột khoang nhé:

* Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú thể hiện ở:

 

+ Số lượng loài nhiều: Ngành ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy thức đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.

+ Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú.

+ Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau.

lê hải quân
Xem chi tiết
Minh Hồng
7 tháng 3 2022 lúc 11:33

Refer

-Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

-Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới, chỉ một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

-Phía Tây có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn ở phía Đông

kodo sinichi
7 tháng 3 2022 lúc 11:34

tham khảo

-Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

-Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới, chỉ một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

-Phía Tây có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn ở phía Đông

Nguyễn acc 2
7 tháng 3 2022 lúc 11:39

tham khảo : 

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;

+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.

+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.

- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.

- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.

* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.

 

trung anh
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
21 tháng 4 2023 lúc 8:18

Địa hình châu đại dương là một trong những địa hình lớn nhất trên Trái Đất, chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Châu đại dương được chia thành 5 vùng lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Nam Cực.

Đặc điểm của địa hình châu đại dương bao gồm:

Địa hình phẳng: Hầu hết các khu vực của châu đại dương đều có độ cao trung bình dưới mực nước biển, tạo nên địa hình phẳng.Vùng sâu: Châu đại dương cũng có những vùng sâu rất lớn, như Vực Mariana, đạt độ sâu hơn 11km so với mực nước biển.Hệ thống dãy núi ngầm: Châu đại dương có nhiều dãy núi ngầm, tạo thành hệ thống dãy núi ngầm dài hàng nghìn km. Những dãy núi ngầm này có thể cao hơn cả dãy núi Himalaya trên đất liền.Hệ thống san hô: Châu đại dương cũng có hệ thống san hô rất phong phú và đa dạng, tạo nên những rạn san hô đẹp mắt.

Khoáng sản châu đại dương cũng rất phong phú và đa dạng. Các loại khoáng sản chủ yếu bao gồm:

Dầu mỏ: Châu đại dương là một trong những khu vực khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới.Khí đốt: Ngoài dầu mỏ, châu đại dương cũng có các khu vực khai thác khí đốt.Khoáng sản kim loại: Châu đại dương cũng có nhiều khu vực khai thác các loại khoáng sản kim loại, như đồng, kẽm, sắt, nickel, titan, vàng, bạc,…Muối: Châu đại dương cũng là một trong những khu vực sản xuất muối lớn nhất thế giới.Cát và đá: Châu đại dương cũng có nhiều khu vực khai thác cát và đá để sử dụng trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng khác.