tính công tối thiểu để 1 người kéo 1 vật nặng 20kg lên độ cao 3,5m có g=10
Để kéo 1 vật có khối lượng 85kg lên cao 5m, người ta dùng 1 máy kéo có công suất 1450w và hiệu suất là 75%:
a) Tính công tối thiểu để kéo vật.
b) Tính thời gian nâng vật
a)Công có ích:
\(A_i=P\cdot h=10m\cdot h=10\cdot85\cdot5=4250J\)
Công toàn phần:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}\cdot100\%\Rightarrow A_{tp}=\dfrac{A_i}{H}\cdot100\%=\dfrac{4250}{75\%}\cdot100\%=5666,67J\)
b)Thời gian nâng vật:
\(t=\dfrac{A}{P}=\dfrac{\dfrac{17000}{3}}{1450}=3,91s\)
người ta phải dùng một lực để kéo được một vật nặng 75kg lên cao bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3,5m độ cao 0,8m a) tính công thực hiện? b) tính lực cần dùng để kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng?
Cho m=75kg
s=3,5m
h=0,8m
Tìm a)A=?
b)Fk=?
Công thựchiện là:
A=P.h=10m.h=10.75.0,8=600(J)
Lực cần dùng để kéo vật lên mặt phẳng nghiên là:
Fk=A/s=600/3,5=171.4 gần bằng (N)
Chúc bạn học tốt
Tóm tắt:
Cho: m = 75 Kg
s = 3,5 m
h = 0,8 m
Tính: a) A = ?
b) Fk = ?
Giải
a) Đổi P = 10m = 10.75 = 750 N
Áp dụng công thức tính công ta có:
A = P.h = 750.0,8 = 600 (J)
b) Ta lại có: A = F.s
=> F.s = 600
F.3,5 = 600
=> F = 171,43 (N)
Vậy: a) A = 600 J
b) Fk = 171,43 N
Để đưa một thùng vật liệu nặng 20kg lên tầng 2 tòa nhà độ cao h = 5m thì người ta dùng dòng rọc cố định.
a)Tính công để đưa thùng vật liệu lên tầng 2
b)Tính công suất của người công nhân kéo thùng vật liệu lên. Biết để kéo được thùng đó lên thì người này cần tốn thời gian là 5 phút.
Tóm tắt
\(m=20kg\)
\(\Rightarrow P=20.10=200N\)
\(h=5m\)
___________
a)\(A=?\)
b)\(t=5p=300s\)
\(P\left(hoa\right)=?\)
Giải
a)Công để đưa vật liệu lên tầng 2 là:
\(A=P.h=200.5=1000\left(J\right)\)
b)Công suất của người công nhân kéo thùng vật liệu lên là:
\(P\left(hoa\right)=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1000}{300}=3,3\left(W\right)\)
Một người dùng tấm ván dài L=4,5m để kéo một vật nặng lên sàn ô tô cao h=1,2m với lực kéo là F=150N trong thời gian 2 phút.
a) Tính công của người kéo và khối lượng vật được kéo.
b) Tính công suất tối thiểu của người kéo vật .
c) Do có ma sát trên mặt phẳng nghiêng nên lực kéo thực tế là 200N. Tính lực ma sát và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
a) Công thực hiên được:
\(A=F.l=150.4,5=675J\)
Trọng lượng của vật:
\(A=P.h\Rightarrow P=\dfrac{A}{h}=\dfrac{675}{1,2}=562,5N\)
Khối lượng của vật:
\(P=10.m\Rightarrow m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{562,5}{10}=56,25kg\)
b) Công suất tối thiểu của người kéo vật:
\(\text{℘}=\dfrac{A}{t}=\dfrac{675}{120}=5,625W\)
c) Công có ích để kéo vật:
\(A_i=P.h=562,5.1,2=675J\)
Công toàn phần khi kéo vật:
\(A_{tp}=F.l=200.4,5=900J\)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{675}{900}.100\%=75\%\)
Công của lực ma sát:
\(A_{ms}=A_{tp}-A_i=900-675=225J\)
Độ lớn của lực ma sát:
\(A_{ms}=F_{ms}.l\Rightarrow F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{l}=\dfrac{225}{4,5}=50N\)
Để đưa một vật lên độ cao 20m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu F là 30kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?
Lực kéo cần thiết là: F = A/s = 30000/20 = 1500N
Khối lượng của vật m = P/10 = F/10 = 150kg.
1 người đưa 1 vật nặng 250N lên cao 2m bằng ròng rọc động hết 10 giây.
a)hãy tính lực kéo dây tối thiểu khi bỏ qua hao phí.
b)tính quãng đường kéo dây.
c)tính công suất làm việc của người đó.
*giúp mình với ngày mai mình thi rồi.
Công thực hiện được
\(A=P.h=250.2=500J\)
Do sử dung ròng rọc động nên sẽ lợi 2 lần về lực và bị thiệt 2 lần về đường đi nên ta có:
\(s=2h=2.2=4m\)
Lực tối thiểu kéo vật lên::
\(A=F.s\Rightarrow F=\dfrac{A}{s}=\dfrac{500}{4}=125N\)
Công suất làm việc của người đó:
\(\text{℘ }=\dfrac{A}{t}=\dfrac{500}{10}=50W\)
Một người dùng ròng rọc động để đưa một vật nặng 400N lên sàn nhà cao 6m mất thời gian 24 giây 1: Hỏi người đó kéo dây với một lực tối thiểu là bao nhiêu? Bỏ qua hao phí. 2:Tính công lực kéo người đó sinh ra? 3:Tính công suất của người đó. 4:Thực tế,do ròng rọc có khối lượng và ma sát đáng kể lên người đó phải dùng một lực 215N để kéo vật .Tìm hiệu suất khi sử dụng ròng rọc
a)vì dùng ròng rọc động,người đó phải bỏ ra lực là
\(F=\dfrac{P}{2}\)=\(\dfrac{400}{2}=200\left(N\right)\)
2)công của lực kéo sinh ra là
A=F.s=200.6=1200(J)
3)công suất của người đó là
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1200}{24}=50\left(w\right)\)
4)công để kéo vật lên khi có ma sát và khối lượng của ròng rọc là
Atp=F.s=215.6=1290(J)
hiệu suất khi sử dụng ròng rọc là
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{1200}{1290}.100\%\approx93\left(\%\right)\)
một người nâng một vật có khối lượng 50kg lên cao 4m bằng 1 ròng rọc động. Hiệu suất ròng rọc động là 80%
a) Tính công cần thiết tối thiểu để đưa vật lên cao
b) Tính chiều dài đoạn dây phải kéo
c) tính độ lớn của lực kéo
Tóm tắt
\(m=50kg\)
\(\Rightarrow P=10.m=10.50=50N\)
\(h=2m\)
\(H=80\%\)
_____________
a)\(A_{tp}=?\)
b)\(s=?\)
c)\(F=?\)
Giải
Công của người đó khi nâng vật lên độ coa 4m là:
\(A_{ci}=P.h=500.4=2000\left(J\right)\)
Công cần thiết để đưa vật lên cao là:
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%\Rightarrow A_{tp}=\dfrac{A_{ci}.100\%}{H}=\dfrac{2000.100}{80}=2500\left(J\right)\)
b)Vì sử dụng ròng rọc động nên:
\(s=h.2=4.2=8m\)
c)Độ lớn của lực kéo là:
\(A_{tp}=F.s\Rightarrow F=\dfrac{A_{tp}}{s}=\dfrac{2500}{8}=312,5\left(N\right)\)
Để kéo một vật lên cao 7m người ta dùng 1 lực tối thiểu là 700N. Để thực hiện công việc này người ta dùng 1 máy có công suất 1500W và hiệu suất 80%. Tính thời gian để máy thực hiện công việc đó
Gọi công cần kéo vật lên độ cao đó là \(A_i\)
Ta có : P = 700N, h = 7m
=> \(A_i\) = P.h = 700 . 7 = 4900 (N)
Khi dùng máy có hiệu suất H = 80% , ta có :
H = \(\dfrac{A_i}{A_{tp}}\) x 100%
Có H = 80 % , \(A_i\) = 4900 N
=> 80% = \(\dfrac{4900}{A_{tp}}\) x 100%
=> Atp = \(\dfrac{4900.100\%}{80\%}\) = 6125 (N)
Gọi t là thời gian để máy thực hiện công việc đó
=> t = \(\dfrac{A_{tp}}{P}\) = \(\dfrac{6125}{1500}\) \(\approx\) 4.083 (s)