Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế
Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Trên đường dây tải điện từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ, cần đặt ít nhất bao nhiêu máy biến thế? Nêu công dụng của các máy biến thế này. Phát biểu và viết hệ thức liên quan giữa hiệu điện thế và số vòng của các cuộn dây trong máy biến thế. Khi nào máy biến thế được gọi là máy tăng thế, máy hạ thế?
1.Cấu tạo máy biến thế:
-Bộ phận chính gồm có:
+Hai cuộn dây dẫn có soosvongf cách nhau, đặt cách nhau.
+Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
2.Nguyên tắc hoạt động:
Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
3. Công dụng:
Để thay đổi (tăng hoặc giảm) hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
4.Hệ thức liên quan:
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây mỗi cuộn:
\(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}\)
Câu 1: Nêu các cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Câu 2: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế?
Câu 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
Câu 4: Nêu đặc điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
Câu 5: Trình bày cách dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
Câu 6: Nếu cách giải và công thức giải các dạng bài tập về máy biến thế, truyền tải điện năng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
em cần gấp để tối nay ôn ạ, cam rơn mn nhiều
Câu 1: Nêu các cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Câu 2: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế?
Câu 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
Câu 4: Nêu đặc điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
Câu 5: Trình bày cách dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
Câu 6: Nếu cách giải và công thức giải các dạng bài tập về máy biến thế, truyền tải điện năng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
em cần gấp để tối nay ôn ạ, cam rơn mn nhiều
Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển. So sánh áp suất tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng chất lỏng. Nêu nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thuỷ lực.
Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế .Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế liên hệ như thế nào với số vòng dây của mỗi cuộn
-Cấu tạo của máy biến áp.
+ Lõi thép:
Lõi thép của máy biến áp có tác dụng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ những loại vật liệu dẫn từ tốt như thép kỹ thuật điện.
+Dây cuốn:
Dây cuốn của máy biến áp được chế tạo bằng các loại dây đồng hoặc nhôm, có tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật được bọc cách điện ở bên ngoài.
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến thiên từ trường ở bên trong 2 cuộn dây và làm xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm biến đổi điện áp ban đầu
-Liên hệ giữa hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây với số vòng dây của mỗi cuộn là cuộn dây có số vòng dây càng nhiều thì hiệu điện thế trong cuộn dây càng lớn
Máy biến áp là gì ? Nêu cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp.
Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng điện từ sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp
Máy biến áp là gì? Nêu cấu tạo và nguyên tắc làm việc của biến áp.
Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Cấu tạo: Lõi sắt non hình chữ nhật. Hai cuộn dây N1, N2 có số vòng dây quấn khác nhau. Cuộn dây N1 nối với nguồn điện gọi là cuộn sơ cấp, cuộn dây N2 nối với tải tiêu thụ gọi là cuộn thứ cấp.
Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện tử, mắc hai đầu cuộn sơ cấp vào điện áp xoay chiều có tần số f. Dòng điện xoay chiều trong cuộn sơ cấp tạo ra từ thông biến thiên trong lõi sắt đi đến cuộn thứ cấp làm xuất hiện suất điện động cảm ứng. Khi máy biến áp hoạt động trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện xoay chiều cùng tần số với dòng điện ở cuộn sơ cấp.
Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha: gồm hai bộ phận chính:
- Roto là khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay.
- Stato: là bộ phận tạo ra từ trường quay, gồm ba cuộn dây giống nhau đặt trên vòng tròn lệch nhau những góc 120o.
- Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào ba cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau 120o. Dòng điện trong ba cuộn dây tạo ra từ trường quay.
- Roto đặt trong từ trường quay sẽ quay với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.