Nguyên nhân nào dẫn đến việc săn bắn động vật hoang dã ở Châu Phi
Quan sát hình 11.3 dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi.
Vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi:
* Nguyên nhân
- Việc buôn bán sừng tê giác đen và ngà voi mang lại giá trị kinh tế cao.
- Một bộ phận người dân có niềm tin hoang đường về tác dụng chữa bệnh thần kì của sừng tê giác.
- Sử dụng ngà voi làm đồ trang sức hay trang trí nội thất.
- Hiện nay, tê giác và voi đang dần có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn buôn bán trái phép nên càng trở nên quý hiếm và được truy lùng ở mọi nơi.
* Biện pháp
- Một số quốc gia thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
- Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã.
Nếu luật bảo vệ môi trường không qui định: " nghiêm cấm săn bắn động vật hoang dã" thì hậu quả có thể xãy ra là A. Khai thác cả khu rừng đầu nguồn. B. Gây lãng phi và thoái hóa đất. C. Động vật hoang dã bị khai thác dẫn đến cạn kiệt D. Nguồn gen quý hiếm của động vật hoang dã không được bảo vệ. Câu 24. Nếu luật bảo vệ môi trường không qui định: " Có qui hoạch sử dụng đất , kế hoạch cải tạo đất " thì hậu quả về sử dụng đất có thể là A. Khai thác cả rừng đầu nguồn B. Gây lãng phí và thoái hóa đất. C. đổ chất thải gây ô nhiễm. D. Chất độc gây hại nhiều nguy cơ nguy hiểm cho con người. Giúp mik vs ạ.
Câu 23: Nếu luật bảo vệ môi trường không qui định: " nghiêm cấm săn bắn động vật hoang dã" thì hậu quả có thể xãy ra là:
A. Khai thác cả khu rừng đầu nguồn.
B. Gây lãng phi và thoái hóa đất.
C. Động vật hoang dã bị khai thác dẫn đến cạn kiệt
D. Nguồn gen quý hiếm của động vật hoang dã không được bảo vệ.
Câu 24. Nếu luật bảo vệ môi trường không qui định: " Có qui hoạch sử dụng đất , kế hoạch cải tạo đất " thì hậu quả về sử dụng đất có thể là
A. Khai thác cả rừng đầu nguồn
B. Gây lãng phí và thoái hóa đất.
C. đổ chất thải gây ô nhiễm.
D. Chất độc gây hại nhiều nguy cơ nguy hiểm cho con người.
việc săn bắn những loài thú hoang dã về làm vật nuôi đúng hay sai
bạn tham khảo nha:
-khi săn bắn những loài thú hoang dã về làm vật nuôi là sai vì không được săn bắn thú hoang dã vì những loài đó là động vật cần được bảo vệ.
chúc bạn học tốt nha.
( mk ko biết là có sai hay ko nữa nhưng nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)
Nguyên nhân, Hậu quả, Biện pháp về săn bắt và buôn bán động vật hoang dã
Câu 1: Trình bày đặc điểm thiên nhiên châu Phi: Địa hình, khí hậu, sinh vật, nước, khoáng sản.
Câu 2: Trình bày cách khai thác môi trường thiên nhiên ở Châu Phi: Xích đạo, nhiệt đới, hoang mạc, cận nhiêt.
Câu 3: Thực trạng vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác…ở châu Phi.
Em hãy vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn thể hiện thông điệp kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi.
Bài tham khảo:
Thiên nhiên châu Phi rất phong phú và đa dạng, nhất là các loài động vật. Cách đây hơn 100 năm, châu lục này được xem như một vườn thú khổng lồ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loài động vật châu Phi đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như: linh dương xanh, gấu núi, sư tử, tê giác, báo đốm,... Việc săn bắn trộm, giết hại hàng loạt và buôn bán động vật hoang dã là một trong những vấn đề cần lên án châu Phi.
Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt. Chúng được ví như một tài nguyên quý giá thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, là một mắc xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra. Sự tồn tại của thế giới động vật hoang dã ở châu Phi tác động không nhỏ đến sự cân bằng hệ sinh thái, duy trì môi trường sống trong lành cho con người.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải cùng nhau chung tay bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi, cần có các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn vấn nạn săn bắn trộm, giết hại hàng loạt và buôn bán động vật hoang dã, đồng thời tăng cường các biện pháp bảo tồn các loài động vật này.
Vì sao ở châu phi có nhiều động vật hoang dã nhất thế giới
Do có nhiều cỏ
Do có nhiều rừng rậm
Do có nhiều rừng cây bụi gai và lá cứng
Do có nhiều hoang mạc
Câu 1: An rủ em trai là Bình vào khu vườn quốc gia săn bắn thú rừng. Thấy vậy, Bình can ngăn An:
- Không được săn bắn động vật hoang dã quý hiếm trong vườn quốc gia anh ạ!
An tỏ ra có kinh nghiệm và nói với em:
- Mình vào thật sâu trong rừng thì ai biết mà bắt. Hơn nữa, mình không bât thì người khác cũng bât thôi. Cứ đi với anh, không sao đâu!
Nếu là Bình trong tình huống trên em sẽ xử lý như thế nào? Tại sao em chọn cách xử lý đó?
(Dựa vào bài 12 công dân 11)
Câu 2: Sau khi tốt nghiệp THCS, hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định: Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học, còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ và chờ lấy chồng. Bị bắt buộc phải nghỉ học nhưng Hiền vẫn luôn mơ ước được đi học tiếp
Em có tán thành với ý kiến của bố bạn Hiền không? Vì sao?
Nếu là bạn Hiền trong tình huống trên, em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ của mình? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
(Dựa vào bài 13 công dân 11)
Đọc thông tin và thảo luận nhóm về hiệu quả của các biện pháp dưới đây trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã.
2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
4. Phòng chống cháy rừng.
Tham khảo!
Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:
1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).
3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).
4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.