Những câu hỏi liên quan
Bảo hay Bẻo ????=))
Xem chi tiết
Bich Thuy Phan Luu
Xem chi tiết
Vũ Minh Anh
4 tháng 5 2022 lúc 20:21

tham khảo:Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'' của con Vàng. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.Hai câu kết:''Tao nhớ mày lắm đó/
Vàng ơi là vàng ơi!''
là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.

Bình luận (1)
Đặng Châu Anh
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
11 tháng 5 2023 lúc 9:12

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

Ninh OSS

Bình luận (0)
Khanh Ngoc
Xem chi tiết
TN2k10
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Đinh Hải Tùng
10 tháng 12 2023 lúc 19:05

Đề bài dài v bạn

Bình luận (0)
Citii?
10 tháng 12 2023 lúc 19:07

                                         **Tham khảo**

Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc. 

Bình luận (0)
VyDned
Xem chi tiết
Phương Vy
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
15 tháng 12 2021 lúc 13:49

tham khảo

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”,  hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.

   

Bình luận (2)
Ngô Thị Tú Anh 6A1
9 tháng 2 2022 lúc 19:31

Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.

Bình luận (0)
Tuyen Nguyen
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
20 tháng 9 2023 lúc 20:37

bài 1:

Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. "Con là…" là một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về tâm sự của người cha dành cho con và thể hiện tình phụ tử tha thiết. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình và khẳng định tầm quan trọng của người con đối với cha, với mẹ và với mỗi ngôi nhà nói chung. “Con là…” không chỉ là tình cảm yêu thương dành cho đứa con yêu quý của mình, mà đây cũng chính là lời khẳng định về vai trò và ý nghĩa thiêng liêng của con cái trong cuộc đời của mẹ cha. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói tự nhiên như ngôn ngữ đời thường tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi ý nghĩa của những đứa trẻ nói riêng và ý nghĩa của mỗi người nói chung trong cuộc sống. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về tình cảm gia đình thiêng liêng, về tình yêu thương trời bể của mẹ cha đối với mỗi chúng ta và chúng ta nên biết trân trọng nó

Bình luận (0)