giúp mình với ạ
thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm công nghệ là gì?
Vai trò của công nghệ trong đời sống:
+ Giúp con người biết thêm nhiều điều mới, mở rộng tư duy
+ Giúp đời sống con người phát triển
+ Giúp cho tạo ra những điều mà con người chưa thực sự biết hết
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Các phần mềm kĩ thuật, các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh...
Làm sao để phát triển công nghệ và nếu không có công nghệ thì cuộc sống con người sẽ như thế nào:
+ Con người sẽ mãi u tối, không thể biết hết mọi thứ
+ Con người ngày càng phải nghiên cứu sâu vào các quá trình phát triển của công nghệ
+ Tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ hơn
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.(nhớ không chép mạng)
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm công nghệ là gì?
Vai trò của công nghệ trong đời sống:
+ Giúp con người biết thêm nhiều điều mới, mở rộng tư duy
+ Giúp đời sống con người phát triển
+ Giúp cho tạo ra những điều mà con người chưa thực sự biết hết
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Các phần mềm kĩ thuật, các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh...
Làm sao để phát triển công nghệ và nếu không có công nghệ thì cuộc sống con người sẽ như thế nào:
+ Con người sẽ mãi u tối, không thể biết hết mọi thứ
+ Con người ngày càng phải nghiên cứu sâu vào các quá trình phát triển của công nghệ
+ Tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ hơn
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.(nhớ không chép mạng)(lưu ý:không lập dàn ý ,làm thành 1 bài hoàn chỉnh.)
Gợi ý cho em các ý: (Không chép mạng thì tốt nhất em nên đọc dàn ý sau đó tự làm)
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm công nghệ là gì?
Vai trò của công nghệ trong đời sống:
+ Giúp con người biết thêm nhiều điều mới, mở rộng tư duy
+ Giúp đời sống con người phát triển
+ Giúp cho tạo ra những điều mà con người chưa thực sự biết hết
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Các phần mềm kĩ thuật, các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh...
Làm sao để phát triển công nghệ và nếu không có công nghệ thì cuộc sống con người sẽ như thế nào:
+ Con người sẽ mãi u tối, không thể biết hết mọi thứ
+ Con người ngày càng phải nghiên cứu sâu vào các quá trình phát triển của công nghệ
+ Tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ hơn
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
phân biệt vai trò ngành công nghiệp đối với sản xuất và đời sống con người?
GẤP Ạ!!!
Tạo ra những sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hộiCung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhau như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụTạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh.Củng cố an ninh quốc phòng.
- Hãy dựa vào kiến thức đã học, liên hệ đến thực tiễn thiên nhiên, điền tên 1 số loài chân khớp và đánh dấu (√) vào ô trống của bảng 3 cho phù hợp.
- Thảo luận, trao đổi về vai trò của chúng đối với tự nhiên và đời sống con người.
Bảng 3. Vai trò của ngành Chân khớp
STT | Tên đại diện có ở địa phương | Có lợi | Có hại | |
---|---|---|---|---|
1 | Lớp giáp xác | Tôm sông | √ | |
Cua đồng | √ | |||
Mọt | √ | |||
2 | Lớp hình nhện | Nhện | √ | |
Ve bò | √ | |||
Cái ghẻ | √ | |||
3 | Lớp sâu bọ | Châu chấu | √ | √ |
Chuồn chuồn | √ | |||
Ve sầu | √ | √ |
- Có lợi:
+ Làm thực phẩm: tôm, cua
+ Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm
+ xuất khẩu: tôm sú,….
- Có hại:
+ Truyền bệnh: ruồi, muỗi
+ Có hại cho giao thông đường thủy: con sun
→ Số lượng loài lớn, mỗi lần sinh sản nhiều, sinh sản nhanh → có vai trò quan trọng.
Viết 1 đoạn văn bàn về vai trò của văn nghệ đối với đời đời sống văn nghệ
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
*tk
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Viết bài văn nghị luận về vai trò của sách với đời sống con người
MÌNH CẦN GẤP CẢM ƠN!
Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.
Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới.
Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách chứng tỏ một bước tiến quan trọng của xã hội loại người. Trước đây khi chữ viết, giấy viết chưa ra đời, con người chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ và hành động. Hình thức giao tiếp ấy chỉ có thể dễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn, hẹp về thời gian và không gian. Khi chữ viết, giấy viết và nhất là kỹ thuật in ra đời, xã hội loài người đã được tận hưởng một thành tựu vô cùng quý giá của khoa học kĩ thuật. Chúng ta có thể ghi lại những điều chúng ta nghĩ và có thể truyền nó đến cho rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Sách ra đời như vây và đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thử tưởng tượng thế giới chúng ta đang sống không có một cuốn sách nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu và lưu giữ vốn kiến thức khổng lồ của loài người ở đâu? Có lẽ xã hội loài người sẽ lại chìm trong mông muội và u tối.
Tất nhiên, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông tin từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày xưa, cha ông ta đã dùng hình thức truyền miệng. Tuy “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” nhưng hìmh thức truyền miệng bao giờ cũng có dị bản theo quy luật “tam sao thất bản”. Có thể đối với văn học dân gian, với những sáng tác của tập thể nhân dân thì không sao song với những tri thức khoa học, xã hội, tư tưởng… dị bản gây ra những tác động tiêu cực. Vì thế, các tri thức về lịch sử, thiên văn, khoa học tự nhiên và xã hội đều xảy ra sự mất mát, sai hụt, thiếu chính xác. Khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách có ý thức thì người đời sau sẽ nhận được nhhững tri thức chính xác do thế hệ trước truyền lại. Ngày nay, chúng ta có truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, song tất cả đều không thể thay thế được sách. Mỗi phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không thể thay thế nhau. Cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết lại mang lại hai kết quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc được hoàn toàn độc lập và tự do phát huy tưởng tượng và suy luận của mình. Sách giúp con người phát triển trí tưởng tưởng, tư duy sáng tạo và độc lập suy nghĩ. Mỗi trang sách sẽ mang đến cho người đọc những tri thức thú vị. Ngồi trước trang sách là người đọc đang thực hiện cuộc đối thoại với tác giả. Với hình thức ngôn ngữ chữ viết – phương tiện giao tiếp quan trọng nhất – sách giúp người đọc có điều kiện nghiền ngẫm, suy nghĩ và tiếp nhận chính xác, đầy đủ nội dung thông tin. Hơn thế nữa, sách là phương tiện có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi và tiện lợi nhất bởi hình thức tiếp nhận thông tin đơn giản là đọc.
Dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền đạt thông tin hiện đại, nhưng sách vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống. Đọc sách là một hoạt động có tính chất văn hoá của người đọc. Đọc sách gì và đọc như thế nào cũmg là một phương diện của văn hoá mà chúng ta vẫn gọi là văn hoá đọc. Ngày nay, vì có quá nhiều và quá sẵn những hình thức tiếp nhận thông tin tiện lợi và hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách. Đó là một thực tế đáng buồn. Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hưởng, buông thả, những tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phương tiện tiếp nhận thông tin quá tiện dụng như băng hình, phim ảnh.. . con người dễ rơi vào tình trạng tiếp nhận thông tin thụ động.
Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế của sách đối với đời sống hiện đại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những trang sách, bởi đó là nơi kết tụ tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao người thuộc bao thế hệ. Khi viết lên mỗi trang sách, người viết đã gửi gắm vào đó tất cả tình cảm và trí tuệ của mình. Hãy trân trọng những trang sách “mênh mông trí tuệ” của nhân loại, sách sẽ mang đến cho các bạn những món quà vô giá.
Không có sách không có tri thức
Từ xa xưa, ông cha ta đã rất đề cao tầm quan trọng của sách, coi sách như gia tài đáng giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cháu: "Để vàng để bạc chẳng bằng để sách cho con" (Ngạn ngữ Việt Nam). Danh ngôn thế giới cũng ghi nhận sự quý báu không thể thiếu của sách đối với đời sống tinh thần của con người, chẳng hạn, ví sách như bánh mì của tinh thần, ví căn nhà không có sách giống như cơ thể không có linh hồn, coi sách là người bạn tốt nhất, đặc biệt là một cuốn sách tốt được coi như một người bạn chân thực không bao giờ phản bội.
Có thực là sách quan trọng đến thế không? Trong lớp tôi, trong nhóm bạn cũ, họ hàng và hàng xóm, tôi thấy có nhiều người không thích đọc sách, họ đọc rất ít, mỗi năm có lẽ chi đọc chưa đến một quyển sách. Mà cuộc sống của họ vẫn trôi đi bình thường, vui vẻ, thậm chí nhiều người rất giàu có và hạnh phúc. Họ bảo, thiếu tiền, thiếu gạo thì chết chứ thiếu sách không chết được đọc làm gì cho lắm, thành "con mọt sách" vô tích sự. Ý kiến của bạn thế nào bạn có nghĩ như vậy không? Riêng tôi, tôi không tán thành quan niệm coi thường sách của những người không ưa sách đó. Tại sao trẻ con phải đến trưòng học? Từ xưa đến nay, nếu không có sách lưu giữ cả một kho tàng kinh nghiệm, tri thức của nhiều thế hệ đi trước thì khi nắm xương người đã mục nát cùng cây cỏ, cái gì còn lại cho các thế hệ đến sau học hỏi, tiếp nối? Thử tưởng tượng, ở thời đại văn minh công nghiệp ngày nay mà thế giới không có thư viện, không có sách, con người sẽ tồn tại theo cách nào?
Bạn hãy trả lời tôi vài câu hỏi đơn giản ấy, chúng ta sẽ ngay lập tức khẳng định được vai trò quan trọng và vị trí không thể thiếu của sách trong đời sống nhân loại từ xưa đến nay.
Từ khi con người có chữ viết là có sách ra đời. Chỉ có điều cách đây vài nghìn năm, sách được làm bằng mai rùa, xương thú, rồi tiến tới bia đá, thẻ tre… Những cuốn sách đầu tiên mang hình hài gần giống ngày nay có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV khi con người phát minh ra kĩ thuật in ấn. Như vậy, trong suốt quá trình tiến hóa, loài người đã đánh dấu các giai đoạn phát triển văn minh của mình bằng chính sự tiến hóa của sách. Sách ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Học sinh đến trường có sách giáo khoa, sách tham khảo. Người tri thức có sách giáo khoa, sách chuyên môn. Người làm nghề liên quan đến nghệ thuật, văn chương, ngôn ngữ thì có sách truyện, tiểu thuyết, thơ, sách nghiên cứu phê bình,…. Ngoài ra, còn nhiều các loại hình sách khác phục vụ mọi đối tượng độc giả khác nhau như: sách phổ biến kiến thức, sách giải trí, sách bói toán, sách dạy đối nhân xử thế, nữ công gia chánh, võ thuật… và loại sách nào cũng có tác dụng riêng của nó, nói nhu một triết gia: "Sách trí cũng có lợi cho sức khỏe như tập thể dục". Sách giúp con người nâng cao hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, quan trọng hơn nữa là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để con người thực sự "người" hơn. Đối với lứa tuổi chúng ta, những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi thế giới như: Không gia đình, Túp lều bác Tám, Những tấm lòng cao cả… dạy chúng tôi biết sống yêu thương, nhân ái, đùm bọc sẻ chia. Hai vạn dặm dưới biển hay Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ chúng tôi đến với những miền đất lạ vói bao hồi hộp khám phá và khát vọng thế hiện bản lĩnh vượt khó những cuốn sách quý đó luôn ờ bên tôi, thực sự an ủi động viên hay khích lệ tôi như một người bạn và chính là một phần hành trang giúp tôi bước vào đời.
Cô giáo tôi thường xuyên khuyên chúng tôi, khi đọc sách nên có một tư duy độc lập và phản biện: Không nên tin tưởng tuyệt đối vào tất cả những điều được viết trong sách mà nên luôn luôn đặt câu hỏi vì sao, giả thiết ngược lại thi nào: đọc sách như thế mới mang lại hiệu quả mong muốn. Đúng như một triết gia nhận xét, cách đọc thông minh là cách đọc của người "suy nghĩ nhiều" để thấy mình "biết ít" mà gắng "đọc thêm nữa": "nếu đọc nhiều mà không suy nghĩ thì anh sẽ tương tượng rằng mình biết nhiều, còn nếu suy nghĩ nhiều trong lúc đọc thì hẳn anh sẽ thấy mình biết ít". Mẹ tôi cũng thường nhắc nhờ khi thấy tôi đọc truyện kinh dị hoặc truyện phù thủy mà cứ một mực tin vào những sự việc kì quái để đến nỗi mất hồn vía, mẹ mượn lời một người xua: “ đọc sách mà cả tin ở sách thì chăng bằng không có sách". Mẹ bảo tôi, đọc sách phải chọn lọc, phải biết điều khiển hứng thú của mình, cuốn sách đó cũng giống như người bạn xấu, sẽ có lúc làm hại bạn. Còn cuốn sách tốt giống như người bạn chân thực, không bao giờ phản bội, mở ra thì gợi niềm hi vọng và gấp lại thì đem đến hữu ích cho ta. Chọn được những cuốn sách tốt và biết kết hợp hài hòa điều đọc được trong sách với thực tiễn cuộc sống đời thường chúng ta sẽ tránh khỏi tình trạng "mọt sách" đáng tiếc.
Những năm gần đây, internet phát triển nhanh chóng làm xã hội thay đổi nhiều. Có mặt tốt lên nhưng không phải không có mặt xấu đi. Một trong những mặt xấu đi đó là tình trạng độc giả giảm đáng kể. Tôi chưa biết có một cuộc khảo sát xã hội học nào thống kê hứng thú đọc sách của độc giả Việt Nam mấy năm lại đây song nghe tin tức từ đài phát thanh truyền hình, từ báo chí hoặc nhà trường thì có vẻ như việc đọc của học sinh, sinh viên đặc biệt là sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn đang giảm sút đáng kể. Thế nên, các chuyên gia văn hóa giáo dục mới phải tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu sách với câu danh ngôn hàng đầu: "Không có gì có thể thay thế văn hoá đọc". Và những câu chuyện tiếu lâm đại loại như học sinh trả lời thầy giáo số năm sinh, năm mất (1766 – 1820) viết đằng sau tên Nguyễn Du là số điện thoại nhà riêng của ông ấy, khộng còn là hiếm. Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên phải kế đến là sự hấp dẫn của thế giới ảo, các bạn trẻ bị hút vào nhũng chương trình, trò chơi sự kiện của internet đến nỗi không còn thời gian và niềm say mê dành cho sách nữa. Điều đó góp phần dẫn đến hậu quả tâm hồn xơ cứng, tình cảm lạnh lùng – lí do sâu xa của những hành động bạo lực nghiêm trọng hay những hành vi vi phạm pháp luật xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên: đâm chém người khi bị trái ý, trả thù thay, cô khi bị phạt, tổ chức lạm dụng tình dục tập thể, bắt cóc tống tiền, giết người cướp của… Đương nhiên, còn nhiều nguyên nhân xã hội khác cùng lúc "phối hợp" làm méo mó cách ứng xử của thế hệ trẻ ngày nay. Nhưng rõ ràng, nhìn từ góc độ nhà trường và gia đình, việc giảm sút văn hóa đọc cả vế số lượng và chất lượng là nguyên cơ sâu xa dẫn đến các hành tội ác. Hầu hết những trẻ em phạm tội đều sinh ra và lớn lên trong một môi trường rất thiếu sách tốt, hoặc không có người định hướng chọn sách, hoặc không được giáo dục hứng thú với sách từ khi còn bé thơ… Thiếu những cuốn sách tốt ngay trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, đó là một bất hạnh lớn rất cần được xã hội quan tâm giúp đỡ khi mà gia đình và nhà trường đã "bó tay”
Thời đại công nghệ thông tin hẳn không phải là "kẻ thù" của văn hóa đọc. Càng ngày càng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới hay những cuốn sách khoa học nghiên cứu chuyên môn sâu có uy tín được đăng tải trên mạng internet. Chỉ cần chúng ta cân đối thời gian, điều chỉnh hứng thú là có thế dễ dàng "vào thư viện" đọc những cuốn sách quý ngay tại nhà hoặc tại "cà phê nét" chi với chiếc máy tinh nhỏ.