Những câu hỏi liên quan
Thảo Lê
Xem chi tiết
Thảo Lê
18 tháng 9 2021 lúc 8:58

giúp mk vs ạ

 

Bình luận (0)
Thảo Lê
18 tháng 9 2021 lúc 8:59

pls help me

 

Bình luận (0)
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 9:00

Tham khảo:

1. Mở bài

- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.

- Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.

- Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

- Giải thích:

    + Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.

    + Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

3. Kết bài

- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.

- Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 22:16

c1: nghị luận

c2:  Tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng , thanh điệu

c3: tôi tin chắc rằng , một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng , thanh điệu chính là Tiếng Việt.

C4: bàn luận về Tiếng Việt , nêu suy nghĩ của tác giả về Tiếng Việt

C5: em đảm bảo những ý như sau thì bài văn cũng làm được luôn:

1.GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM:

 “Lòng yêu nước” là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước ( 0,5 điểm)

2. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ BIỂU HIỆN 

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương, tình cảm gia đình...

- Là tình cảm mang tính truyền thống của người Viêt Nam: khi đất nước có chiến tranh: lòng yêu nước biểu hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc...; trong thời binh: lòng yêu nước biểu hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc  

- Nét đặc thù của lòng yêu nước thời hiện đại: Đó là thời kĩ của kinh tế thị trường, hội nhập, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể thiết thực: xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

3.BÀN LUẬN VẤN ĐỀ: 

- Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ (ta về ta tắm ao ta..,),

- Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

- Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

4. LIÊN HỆ BẢN THÂN 

         - Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai.

         - Giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 5 2018 lúc 13:42

+ Phạm Văn Đồng: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 3 2019 lúc 13:30

Những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là:

- Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

- Bác Hồ: "Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp."

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 2 2018 lúc 4:28

Quan hệ ý nghĩa trong câu ghép trên là quan hệ nguyên nhân- kết quả

   + Trong đó vế câu "có lẽ" là giả thuyết về kết quả

   + Từ nối "bởi vì" nêu nguyên nhân: tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, vì cuộc đấu tranh của ta từ trước tới nay cao quý.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
animepham
26 tháng 2 2023 lúc 22:02

Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?

A. Ca ngợi tiếng Việt của chúng ta rất giàu và rất đẹp 

B. Khẳng định tầm quan trọng không thể phủ nhận của tiếng Việt 

C. Khuyến khích mọi người yêu quý và học tập tiếng Việt

D. Thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt để thêm trân quý, tự hào 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
animepham
26 tháng 2 2023 lúc 22:03

 Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?

A. Đánh giá của người nước ngoài về tiếng Việt 

B. Tầm quan trọng của tiếng Việt 

C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt

D. Ý nghĩa của việc học tiếng Việt 

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyen Yen Chi
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 1 2021 lúc 21:34

Tham khảo:

Tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

 

Chúng ta nên hiểu như thế nào là "trong sáng"? Trong sáng chính là sự trong trẻo, sáng rõ, không một chút vẩn đục, trong sáng có nghĩa là ở trạng thái giữ được bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp, tạp nham, hoàn toàn lành mạnh. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt. Con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp hàng đầu giữa mọi người với nhau, đối với người Việt ta, sử dụng tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất, đảm bảo được sự hiệu quả trong giao tiếp và truyền đạt.

 

Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Mỗi chữ viết có cách viết và cách phát âm khác nhau, có thể ghép với nhau theo quy tắc để tạo nên những từ mới. Mỗi câu đều có cấu trúc ngữ pháp nhất định và mang phong cách ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh sử dụng, tất cả điều đó cấu thành sự trong sáng của tiếng Việt.

 

Thứ hai, tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, do ông cha ta là người sáng lập nên, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc, sự trong sáng trong tiếng Việt chính là không có sự pha tạp, việc sử dụng hay mượn từ của nước ngoài phải có chọn lọc, phải phù hợp và có chừng mực, không lạm dụng các từ nước ngoài, tuy nhiên ở trong mỗi hoàn cảnh phải biết dung nạp những yếu tố tích cực để làm giàu, đa dạng hơn vốn tiếng Việt.

 

Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ chính là đang sáng tạo ngôn ngữ, tiếng Việt trong quá trình sử dụng được con người sáng tạo với muôn màu muôn vẻ khác nhau, tuy nhiên sự sáng tạo đó phải nằm trong quy củ, phải tuân theo những quy tắc chung, đảm bảo tính chuẩn mực và hệ thống của tiếng Việt. Không thể sáng tạo một cách nhố nhăng, vô tổ chức, cái sáng tạo phải hướng đến đóng góp cho sự bền vững và phát triển của tiếng Việt. Ngôn ngữ nào cũng vì một mục đích chung đó là giao tiếp trong xã hội loài người, chính vì vậy, nó phải đảm bảo những chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đối với tiếng Việt, tính lịch sự, văn minh chính là một trong những nét trong sáng của thứ ngôn ngữ này.

 

Trong xã hội có bao nhiêu lứa tuổi, bao nhiêu thành phần, tầng lớp và phân chia vai vế thì ứng với đó là có bấy nhiêu cách xưng hô phù hợp. Sự phù hợp trong cách xưng hô không chỉ để nhận dạng mà còn đảm bảo tính nhân văn, tình cảm giữa con người. Ví như xưng hô với ông bà bằng cháu, xưng hô với bố mẹ bằng con, xưng hô với anh chị bằng em và xưng hô với bạn bè bằng cậu/ tớ. Không chỉ riêng trong cách xưng hô mà toàn bộ việc sử dụng tiếng Việt cũng phải đảm bảo lịch sự, có văn hóa, thể hiện ở cách điều chế cảm xúc, biết khiêm nhường, lễ độ và nói năng từ tốn, đặc biệt là biết nói lời xin lỗi, cảm ơn.

 

Vậy làm thế nào chúng ta gìn giữ được tất cả những nét trong sáng trên của tiếng Việt? Trước hết đó là phải tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp hay phải sử dụng ngôn ngữ, chúng ta đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thể sử dụng một cách tùy tiện, nói năng lung tung. Việc trau dồi vốn tiếng Việt và thường xuyên có ý thức rèn luyện cũng chính là gìn giữ sự trong sáng của tiếng ta. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.

 

Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ của quốc gia chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước. Nếu không gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đồng nghĩa với việc chúng ta dần đánh mất đi ngôn ngữ của chính mình, ngay cả tiếng nói của dân tộc cũng không gìn giữ được thì sẽ chẳng có gì đảm bảo chúng ta có thể bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch đang nhăm nhe.

Bình luận (0)