Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.
Tham khảo!
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.
- Ví dụ quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và cây non (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hóa hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hóa tế bào).
Sinh trưởng và phát triển? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống sinh vật?
Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:
Đặc trưng thứ nhất và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cơ thể sống là khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. Thực vật tiến hóa theo hướng tự dưỡng, cấu tạo cơ thể thích nghi với quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Động vật thích nghi với hướng dị dưỡng, các hệ cơ quan như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp phục vụ cho quá trình chuyển hóa chất hữu cơ lấy từ môi trường ngoài.Đặc trưng thứ hai của cơ thể sống là khả năng cảm ứng. Nhờ có cảm ứng mà cơ thể có khả năng thích nghi với môi trường sống. Khả năng cảm ứng của động vật và thực vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh càng phát triển, khả năng cảm ứng càng nhạy bén.Đặc trưng thứ ba của cơ thể sống là khả năng sinh trưởng và phát triển, nghĩa là cơ thể sinh vật, cụ thể là động vật và thực vật có khả năng lớn lên, biến đổi về hình thái, sinh lí.Khi sinh trưởng và phát triển đến một mức độ nhất định, cơ thể sẽ có khả năng sinh sản,đó là đặc trưng thứ tư. Sự sinh sản thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ở cả thực vật và động vật: từ sinh sản vô tính bằng bào tử đến sinh sản hữu tính bằng hạt, từ sự phân bào đơn giản cho đến đẻ con và nuôi con bằng sữa.Tất cả các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống sẽ được trình bày một cách hệ thống trong chương trình Sinh học 11: Sinh học cơ thể.
Sinh trưởng là sự tăng khối lượng và kích thước của sinh vật đang ở giai đoạn lớn lên theo cơ chế nguyên phân. Quá trình sinh trưởng của sinh vật phụ thuộc vào từng giai đoạn trong đời sống của chúng. Quá trình sinh trưởng của cơ thể không chỉ là tăng số lượng tế bào qua sự phân bào mà còn là sự phân hóa tế bào thành các mô và cơ quan khác nhau để đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Phát triển là sự biến đổi cả về hình thái lẫn chức năng sinh lí theo từng giai đoạn của đời sống sinh vật. Sự phát triển thể hiện rõ nhất là giai đoạn phát dục và bước vào sinh sản.
Sự sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nhiều khi khó phân biệt. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển và phát triển lại làm thay đổi sự sinh trưởng. Chẳng hạn, ở giai đoạn phát dục cơ thể sinh vật thường lớn nhanh, đến giai đoạn trưởng thành thì ngừng sinh trưởng và đến giai đoạn ngừng sinh sản thì cơ thể suy thoái.
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
– Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt.
Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa).
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm.
thế nào là sinh trưởng,phát triển ở sinh vật
mối quan hệ của sinh trưởng và phát triển là gì
Sinh trưởng | Bản chất | Sự thay đổi số lượng |
Hình thức biểu hiện | Sự tăng về kích thước, khối lượng cơ thể | |
Phát triển | Bản chất | Sự thay đổi chất lượng |
Hình thức biểu hiện | Gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh | |
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển | Liên quan mật thiết và đan xen với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng diễn ra. |
Tham khảo:
Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước còn phát triển là quá trình biến đổi theo thời gian của động vật.
Sinh trưởng là nền tảng của sự phát triển, nhờ sự sinh trưởng gia tăng số lượng tế bào và kích thước cơ thể mà cơ thể có thể phát triển trưởng thành, biến đổi về hình thái và tổ chức
:
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
Câu 12: Nhận xét nào dưới đây về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống là không đúng:
A. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển
B. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau
C. Ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn hợp tử, giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi
D. Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn luôn liên quan đến môi trường sống
Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào quan hệ chặt chẽ , đảm bảo cho......... sinh trưởng và phát triển
is the plant (là thực vật)
tham khảo bạn nha
Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ minh hoạ.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ minh họa mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.
nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật