Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hỏi đáp
Xem chi tiết
Ai Ai
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
16 tháng 4 2020 lúc 21:33

câu 1:

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn

- Thường có vần, nhất là vần lưng

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

câu 2:

Tục ngữ

                                     Ý nghĩa

                   Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. d) Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt.

e) Tấc đất tấc vàng

h) Nhất nước, nhị phân, tâm can, từ giống.

 i) Nhất thì, nhì thục.

Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

                   Những câu tục ngữ về con người và xã hội

a) Một mặt người bằng mười mặt của.

b) Cái răng, cái tóc là góc con người.

 c) Đói cho sạch, rách cho thơm.

 d) Học ăn, học nói, học gói , học mở.

 e) Không thầy đố mày làm nên.

g) Học thầy không tày học bạn

h) Thương người như thể thương thân.

 i) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

k) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nhằm tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Quỳnh Chi
16 tháng 4 2020 lúc 21:36

Câu 1: 

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thì, nhì thục”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 2: 

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2019 lúc 4:48

Em tán thành với ý trên. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

phamphuckhoinguyen
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 2 2021 lúc 17:19

Câu 1:

- Nghệ thuật: so sánh, nói quá, đối

- Nội dung: Khẳng định, đề cao giá trị của con người. Con người là thứ của cải quý giá nhất

Câu 2:

a, 

Tham khảo:

Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b, Câu tục ngữ tương tự: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Câu 3:

a, Trạng ngữ: Từ xưa đến nay

b, Phép tu từ: nhân hóa

Tác dụng: Làm nổi bật tinh thần yêu nước, đồng thời làm cho người đọc thấy tinh thần ấy to lớn và mạnh mẽ như thế nào

Câu 4:

a, Phép liệt kê: ''Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... ''

b, Nội dung: Cho thấy truyền thống yêu nước và giữ nước của nhân dân ta từ xa xưa, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ công ơn của các vị anh hùng xưa

Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:50

Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van-giăng đã nói gì với Phăng-tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 2 2017 lúc 9:20

Một trong những lễ hội đặc sắc của người dân tộc là lễ hội chọi trâu, thường được tổ chức vào đầu tháng tư mỗi năm. Trâu được lựa chọn để chọi thường có độ 4- 5 tuổi vào lúc khỏe nhất, da bóng mượt, đuôi cong, thân mình nở nang, lực lượng và đuôi ngắn thì mới khỏe. Mỗi làng sẽ lựa chọn ra một con trâu to khỏe nhất, đẹp nhất để tham gia cuộc thi. Cuộc đấu bắt đầu, hai con trâu sau khi nghe hiệu lệnh sẽ lao vào đấu với nhau trước sự reo hò cổ vũ của mọi người xung quanh. Con trâu nào khỏe hơn sẽ giành chiến thắng.

Đỗ Tiêm Âm
Xem chi tiết
sao bala
Xem chi tiết
wattif
18 tháng 3 2019 lúc 18:49

Tham khảo nhé :3

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

(Từ cái này thì triển khai ra thành đoạn văn là OK)

Lê Đỗ Xuân Mai
18 tháng 3 2019 lúc 19:37

Văn giải thích là thể loại văn j nghe lạ vậy bn? Mk lần đầu nghe tới đấy.