Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng lên theo không?
Cho đồ thị và mối liên quan giữa quang hợp và nhiệt độ Dựa vào sơ đồ cho biết kết luận nào sau đây đúng?
1. Cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ. 2. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hơp giảm và giảm dần đến 0. 3. Cường độ quang hợp ít bị chi phối bởi nhiệt độ mà phụ thuộc nhiều vào nồng độ CO2 và cường độ ánh sáng. 4. Khi nhiệt độ tăng lên thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 – 35oC rồi sau đó giảm dần đến 0
A. 3, 4
B. 1, 4
C. 1, 2, 4
D. 1, 3, 4
Đáp án là B
Xét các nhận xét:
1. Đúng.
2. Sai, khi nhiệt độ tăng, cường độ quang hợp cũng tăng đến khi cực đại, nếu nhiệt độ còn tăng thì cường độ quang hợp sẽ giảm.
3. Sai. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm đều có ảnh hưởng tới cường độ quang hợp.
4. Đúng, nhìn vào đồ thị ta có thể thấy khi nhiệt độ tăng, cường độ quang hợp sẽ tăng dần tới mức cực đại ở nhiệt độ 25 – 35oC nếu nhiệt độ còn tăng thì cường độ quang hợp sẽ giảm dần đến 0.
Vậy các ý đúng là 1,4
Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (2), (3), (4) và (5).
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1) , (3) và (4)
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích của thí nghiệm và giải thích ?
giúp dùm mình cần gấp tối nay lúc 10h giúp dùm mình cần gấp
Tham khảo:
Mục đích:
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.+ Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
+ Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
Vì sao từ điểm bão hòa ánh sáng, cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp không tăng mà còn giảm ?
1. Trong quang hợp ánh sáng có tia màu gì tham gia nhiều vào quá trình quá trình quang hợp?
2. Cây quang hợp mạnh nhất vào buổi nào trong ngày?
3. Khi nồng độ CO2 vượt qua điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng hay giảm?
4. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến enzim trong quá trình quang hợp?
5. Vai trò của nước đối với quang hợp ?
6. Người ta sử dụng ánh sáng nhân tạo để trồng cây gì?
Câu 1:
Miền ánh sáng xanh tím và đỏ tham gia nhiều vào quá trình quang hợp (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin; các tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat)
có thể cho em hỏi: lặp đoạn làm tăng hàm lượng vật chất di truyền dẫn đến làm tăng giảm cường độ biểu hiện của tính trạng , có phải là lặp gen cấu trúc thì cường độ tính trạng tăng lên ,lặp gen điều hoà thì cường độ tính trạng giảm xuống không? còn đảo đoạn do thay đổi vị trí den trên nhiễm sắc thể có thể làm tăng hoặc giảm hoạt động của gen , em không hiểu tăng hoặc giảm hoạt động của gen có phải là tăng giảm cường độ biểu hiện tính trạng không, và thay đổi vị trí như thế nào mà làm gen hoạt động trở thành không hoạt động, hoặc tăng giảm mức độ hoạt động
Không phải là lặp gen cấu trúc thì cường độ tính trạng tăng lên và lặp gen điều hòa thì cường độ tính trạng giảm. Điều này phụ thuộc vào sản phẩm của gen và loại tính trạng.
Ví dụ: Lặp gen ở đại mạch làm tăng hoạt tính enzim Amilaza, nhưng lặp đoạn 16A trên NST X của ruồi giấm làm tăng số lượng mắt đơn (lặp gen cấu trúc) nhưng khi biểu hiện thành tính trạng lại là biến mắt lồi thành mắt dẹt.
Lặp gen điều hòa cũng không phải là luôn làm sự biểu hiện cường độ tính trạng giảm vì nó con phụ thuộc vào điều hòa âm và điều hòa dương. Nhìn chung, cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực vô cùng phức tạp.
Tăng và giảm hoạt động của gen khác với tăng và giảm cường độ biểu hiện của tính trạng vì nó phụ thuộc vào loại tính trạng. Ví dụ trường hợp ruồi giấm ở trên, hoặc ví dụ trường hợp gen tổng hợp chất có hoạt tính ức chế,,…
Một gen đang hoạt động có thể trở thành không hoạt động bằng cách phá hủy gen hoặc làm mất đoạn chứa trình tự khởi đầu phiên mã,..hoặc gắn thêm gen câm.
Có thể làm tăng hoặc giảm mức độ hoạt động của gen băng cách gây lặp đoạn hoặc chèn thêm các promoter như trong công nghệ ADN tái tổ hợp.
Câu 2. Nhiệt độ của một lượng nước ban đầu là .
Nhiệt độ tăng ở một mức không đổi. Cứ sau 30 giây, nhiệt độ tăng thêm .
a) Nhiệt độ đạt . sau giây. Viết hàm số biểu diễn theo .
b) Tính nhiệt độ sau 2 phút.
c) Nhiệt độ tiếp tục tăng như mức ban đầu. Tính thời gian nhiệt độ đạt .
Tương tự bài bể nước anh vừa chữa nhé.
Chúc em học tốt!
Khi cho dòng điện có cường độ I1 = 1A chạy qua một thanh kim loại trong thời gian τ thì nhiệt độ của thanh tăng lên là Δ t 1 = 8 ° C . Khi cho cường độ dòng điện I2 = 2A chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là Δt2 bằng:
A. 4 ° C
B. 16 ° C
C. 24 ° C
D. 32 ° C