Những câu hỏi liên quan
Pham VânRabit
Xem chi tiết
sinh học
Xem chi tiết
Smile
22 tháng 4 2021 lúc 19:51

tham khảo:

Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha...

minh nguyet
22 tháng 4 2021 lúc 19:58

Tham khảo nha em:

 Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Dân tộc ta từ xưa tới nay vốn có truyền thống tương thân tương ái, một đạo lý tốt đẹp. Tuy nhiên xã hội ta bên cạnh những tấm lòng đẹp, bao dung còn xuất hiện hiện tượng vô cảm, một thái độ vô cùng xấu. Vô cảm như một căn bệnh mang thái độ lạnh lùng thờ ơ không quan tâm tới người khác, dửng dưng trước những nỗi đau, sống chỉ biết cho mình. Nơi ta thấy rõ nhất là ở học đường, học sinh tụ tập đánh nhau bạn bè không can ngăn mà còn ủng hộ hay quay phim chụp hình. Thậm chí nhiều người đi đường gặp tai nạn giao thông cũng không giúp đỡ. Hiện tượng vô cảm đã cho ta thấy nó đã đi ngược lại truyền thống của dân tộc, làm tình cảm con người bị chai sạn. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng vô cảm trên là do xã hội bây giờ thật giả lẫn lộn bắt buộc con người phải luôn cảnh giác, lối sống thực dụng. Rồi do kinh tế, thị trường phát triển con người đua nhau kiếm tiền. Để thay đổi hiện tượng trên xã hội, gia đình, nhà trường cần quan tâm hơn đánh mạnh vào giáo dục tư tưởng tình cảm con người. Nâng cao ý thức bản thân. Chỉ có vậy mới xoá bỏ được hiện tượng vô cảm này và mỗi con người chúng ta nên" Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

 

 

nguyễn Thanh Hiền
Xem chi tiết
Linh Chi - Dream
3 tháng 3 2020 lúc 15:00

Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.

Khách vãng lai đã xóa
✰Nanamiya Yuu⁀ᶜᵘᵗᵉ
3 tháng 3 2020 lúc 15:59

Không nói gì chuyện cao xa, chỉ riêng sinh hoạt hằng ngày, họ đã gặp nhiều khó khăn, đôi khi lại không nhận được sự thông cảm từ những người bình thường khác. Không ít người hay chê bai, dè bỉu, thậm chí tỏ vẻ nhạo báng, khinh bỉ những người không may gặp số phận như vậy. Không ít người đã trở nên vô cảm với nỗi đau của người khác. Vì sao người ta lại vô tình đến thế. Nhà nước đã có những chính sách nâng đỡ người khuyết tật nhưng khi thực hiện, do thiếu sự chỉ đạo sát sao, không kiểm tra kĩ nên chưa đựoc quan tâm thực hiện, chỉ ở một số thành phố lớn. nhiều công trình cấp quốc gia mà không có cầu thang, nhà vệ sinh dành cho người khuyết tât. Vậy là do đâu? Tôi đựơc biết nhiều thánh phố đã tổ chức thi dấu thể thao cho người khuyết tật, nhưng thật buồn khi chứng kiến một người trong Ban tổ chức có những câu nói thiếu cân nhắc làm tổn thương, thậm chí là xúc phạm người khuyết tật.Không phải mọi người trong xã hội ta không muốn nhìn người khuyết tật một cách bình đẳng mà truớc hết, người khuyết tật cần có niềm tin vào chính mình và tự khằng định mình.Trong mọi trường hợp, “Ta phải cứu ta trước khi trời cứu”, không biết tôi nghĩ như vậy có đúng không?

Khách vãng lai đã xóa
Tiến Minh Lê
31 tháng 10 2021 lúc 21:13

"Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Trong cuộc sống hiện nay, tại thời đại kinh tế thị trường phát triển, sự thăng hoa của đồng tiền đã làm cho con người ta dần trở lên vô cảm, khi đó con người ta đã bị thiểu năng cảm xúc . “Vô cảm” hay nói một cách à không có cảm xúc  là một trạng thái tinh thần, mà khi đó, con người không có một tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh, họ thản nhiên trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của những mảnh đời. Thiểu năng cảm xúc túc là khiếm khuyết, bị thiếu mất một khả năng cảm xúc, không biết buồn hay vui, tức hay hòa. Khi con người ta thờ ơ với mọi thứ xung quanh vô tình khiến cho bọ bị mất đi khả năng biểu đạt cảm xúc. Bước xuống những nẻo đường sẽ không khó để bắt gặp biểu hiện của bệnh vô cảm: Đi đường gặp tai nạn họ sẽ dửng dưng bỏ đi hoặc đứng xem, thấy kẻ móc túi mà cũng chỉ đứng nhìn,.... Dường như, họ đang sống theo quan niệm: “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, ích kỉ, chỉ biết bản thân. Bệnh vô cảm có những tác hại thật to lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức vốn có của con người. Bản thân mỗi chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức sống đúng chuẩn mực của con người. Hãy biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái để hoàn thiện nhân ccahs bản thân và xây dựng xã hội.

Lê Thảo
Xem chi tiết
nguyễn hoàng vương
Xem chi tiết
Hoàng Giáng My Nguyễn
6 tháng 3 2023 lúc 19:37

đừng nhắc nổi đau đó 

~Kẻ xa lạ~
6 tháng 3 2023 lúc 20:38

Ý kiến: Theo em ý kiến này hoàn toàn đúng, nếu mọi người đều có ý thức ngăn chận sự việc thì những vụ bạo lực học đường sẽ không đi quá xa. Có những người chứng kiến mọi thứ nhưng họ sự chịu liên lụy, họ sợ ảnh hưởng đến mình nên vô tâm bỏ qua coi như chưa thấy gì nhưng họ đâu biết rằng những hành động đó đã vô tình đẩy vụ việc lên cao trào. Có những em học sinh dưới sự vô tâm của mọi người mà đã phải chọn tự tử, nếu được can thiệp kịp thời thì những vụ việc đau lòng sẽ không diễn ra.

Là một học sinh em sẽ:

-Không tham gia vào những cuộc bắt nạt thay vào đó là khuyên can mọi người

-Giải quyết mọi thứ trong hòa bình để không phải dùng đến bạo lực

-Khuyên nhủ các bạn không nên có hành vi bạo lực với nhau

-Luôn hòa đồng, đối sử tốt với mọi người

-Khi phát hiện hành vi bạo lực cần báo cho GV chủ nhiệm để kịp thời sử lí

......

Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 5 2023 lúc 6:02

Một số ý chínnh:

- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. - - - Tác hại:

+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em. 

+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.

=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.

- Biện pháp:

+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.

+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.

- Kết luận:

+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.

+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em học sinh.

Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn KHả Uyên
Xem chi tiết
Quynh6658
Xem chi tiết
Phạm Lê Ngân Khánh
1 tháng 2 lúc 9:59

Tả về hành động của mẹ