Xác định những việc có thể làm để bảo vệ môi trường nơi tham quan và chuẩn bị các vật liệu cần thiết.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên do nhà trường, địa phương tổ chức và vận động bạn bè, người thân cùng tham gia.
- Thực hiện những hành vi, việc làm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày để bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.
- Ghi lại kết quả đạt được, chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Kết quả: Mọi người đều hưởng ứng phong trào mà trường em tổ chức, cùng thực hiện "Một ngày không sử dụng túi ni lông".
- Khó khăn: Một số người chê bai, chống phá phong trào, còn xả rác nhiều hơn
Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Gợi ý:
+ Nội dung thuyết trình”
Thực trạng của môi trường tự nhiên;Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên;Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...+ Hình thức thể hiện: video, trình chiếu,...
+ Kĩ năng thuyết trình: ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, thuyết phục người nghe,...
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.
Khi đến tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, chúng ta cần làm gì để giữ gìn các di tích và bảo vệ môi trường?
(1 Điểm)
A. Viết vẽ bậy lên các hiện vật, vứt rác bừa bãi.
B. Không thực hiện đúng các quy định tại nơi tham quan.
C. Chụp hình, trêu đùa các động vật hoặc vứt các đồ dùng cá nhân tại các di tích.
D. Không vứt rác bừa bãi. Thực hiện đúng các quy định tại nơi tham quan.
Tùy chọn 2
Thảo luận và các việc nên và không nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật nơi em đã quan sát theo gợi ý sau:
Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi lũ, lụt xảy ra
Gợi ý:
- Tìm hiểu thời gian, mức độ lũ, lũ lụt xảy ra bằng cách nào?
- Cần chuẩn bị những gì khi biết địa phương em có thể bị lũ, lụt và cô lập khi mưa bão?
- Khi bị ngập lụt em cần làm gì?
- Khi đang đi đường gặp nước lũ dâng và chảy xiết em nên làm gì?
- Sau lũ, lụt em và gia đình cần làm gì để khắc phụ hậu quả?
• Tìm hiểu thời gian, mức độ lũ lụt xảy ra bằng cách xem dự báo thường xuyên trên các đơn vị truyền thông.
• Cần chuẩn bị khi biết địa phương em có thể có lũ lụt và cô lập khi mưa bão: đồ ăn, lương thực, nước sạch, đèn pin, áo phao, các vật dụng y tế…
• Khi bị ngập lụt em cần mặc áo phao và tìm nơi cao ráo để trú
• Khi đang đi trên đường gặp nước lũ dâng và chảy xiết em nên dừng lại không nên tiếp tục đi và tìm sự hỗ trợ từ các người lớn.
• Sau lũ, lụt em và gia đình cần làm dọn dẹp, lau chụi sạch sẽ để khắc phục hậu quả.
<GẤP Á!>
*Chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương!
- Vấn đề được đề cập là gì?
- Vấn đề được nói đến ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người?
- Những việc làm cấp thiết để ngăn trạng tình trạng đó?
- Biện pháp được đưa ra?
- Trách nhiệm của bản thân, cộng đồng?
*Yêu cầu:
- Viết thành bài thuyết minh giới thiệu.
<GẤP Ạ!>
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.
Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.
Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.
Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.
Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.
Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…
Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.
Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.
Công dân cần làm gì để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại?
A. Rèn luyện kĩ năng, tay nghề
B. Nâng cao trình độ văn hóa của bản thân
C. Tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
D. Cả A, B và C
Công dân cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, các kĩ năng mềm,… để tăng khả năng hội nhập.
Đáp án cần chọn là: D
Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là:
A. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng
B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh
D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, cần hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh.
Đáp án cần chọn là: C
Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phảI làm là:
A. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng
B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh
D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng