Liệt kê các khoản chi tiêu của em và chia sẻ cách em kiểm soát các khoản chi đó.
Thực hành các bước sau để kiểm soát các khoản chi và tiết kiệm tiền:
+ Thống kê các khoản chi mỗi tháng;
+ Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản;
+ Lập kế hoạch chi tiêu;
+ Tiết kiệm trước, chi tiêu sau;
+ Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu;
+ Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có.
Chia sẻ cách em kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong các tình huống sau:
- Học sinh đọc lại tình huống và chia sẻ cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong hai tình huống. Cần tránh sử dụng tiền vào những mục đích không thiết yêu để tiết kiệm.
Tình huống 1: M không mua đồ uống vì nó là đồ dùng không thiết yếu cho gia đình.
Tình huống 2: K cần cẩn thận giữ gìn đồ dùng học tập để tránh lãng phí khi phải mua lại nhiều lần.
Chia sẻ cách em và người thân đã thực hiện để tiết kiệm các khoản chi tiêu trong gia đình.
- Học sinh quan sát hoạt động của gia đình đã làm để tiết kiệm chi tiêu: Tiết kiệm đồ ăn, tiết kiệm nước, hạn chế mua sắm quá nhiều đồ dùng không cần thiết, lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng…
- Tiết kiệm các khoản chi trong gia đình là cần thiết để thực hành tiết kiệm.
Thực hành kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong tình huống của D. theo các bước sau:
Bước 1: Xác định khoản tiền cần tiết kiệm.
Bước 2: Phân loại các khoản chi và tính mức chi tiêu phù hợp cho từng nhóm.
Bước 3: Xác định các khoản ưu tiên.
Bước 4: Xác định một số phương pháp giúp tăng khoản tiền tiết kiệm.
- Gv đọc lại các bước thực hành tiết kiệm và hướng dẫn học sinh qua ví dụ đã nêu.
- Học sinh thực hành tiết kiệm theo các bước hướng dẫn và ghi lại kết quả vào vở.
Những việc nào cần làm để kiểm soát chi tiêu? *
A. Xác định khoản tiền của em.
B. Xác định khoản chi tiêu ưu tiên.
C. Xác định cái mình cần, muốn.
D. Xác định khoản tiền của e, khoản chi tiêu ưu tiên, xác định cái mình cần, muốn
Chia sẻ về các khoản chi tiêu của gia đình em.
Gợi ý:
- Tổng thu nhập.
- Các khoản chi: Chi thiết yếu (ví dụ: ăn uống, học tập,...); chi phát sinh (ví dụ: hiếu, hỉ, ...).
- Khoản tiết kiệm.
Hướng dẫn:
Các khoản chi tiêu của gia đình em:
- Tổng thu nhập trung bình mỗi người: ... (tuỳ vào từng gia đình)
- Các khoản chi: ăn uống, học tập, điện, hiếu, hỉ,...
Chia sẻ cách em sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các khoản chi của mình và giải thích lí do.
- Học sinh chia sẻ kết quả sắp xếp thứ tự ưu tiên: Nhóm thiết yếu – nhóm linh hoạt – nhóm tích lũy.
- Giải thích lí do: Phù hợp với nhu cầu chi tiêu hợp lí, nhóm thiết yếu quan trọng nên cần chi tiêu nhiều còn nhóm tích lũy là cần phải có để đề phòng trường hợp khó khăn.
Chia sẻ:
- Gia đình em thường tổ chức những sự kiện gì?
- Gia đình em đã chi tiêu cho những sự kiện đó như thế nào?
- Xác định những khoản chi tiêu cho một sự kiện gia đình.
- Gia đình em thường tổ chức: Sinh nhật, các ngày lễ kỉ niệm, liên hoan với những thành tích tốt.
- Gia đình em đã chi tiêu chi phí mua đồ ăn, bánh, hoa, quà cho sự kiện.
- Các khoản chi tiêu: Hoa, đồ trang trí, bánh kem, đồ ăn.
Phân loại các khoản chi của em vào nhóm chi tiêu phù hợp và tính tỉ lệ phần trăm em đã chi cho mỗi nhóm.
- GV đọc lại các nhóm khoản chi và hướng dẫn sinh viên lập bảng chi tiêu cho hợp lí.
- Học sinh liệt kê các khoản chi cá nhân và tính tỉ lệ phần trăm theo hướng dẫn.
Nhóm thiết yếu | Nhóm linh hoạt | Nhóm tích lũy |
(Đồ ăn, sách vở, quần áo) 50% | (Đi chơi công viên, đi xem phim) 35 % | (Tiết kiệm tiền, đút lợn) 20% |